Mở đầu

Ann Thiênn Dii

Câu 1: Trùng giày, trùng biến hình di chuyển nhờ bộ phận nào ?
Câu 2: Tế bào làm nhiệm vụ tự vệ, sinh sản ở ruột khoang ?
Câu 3: Con đường xâm nhập vào cơ thể người của sán dây, sán lá máu ?
Câu 4: Ở thân mền hạch thần kinh nào là phát triển nhất ?
Câu 5: Tôm có những hìnht hức di chuyển nào ? Khi gặp nguy hiểm tôm tự vệ bằng cách nào ?
Câu 6: Ở cá chép các vây cá, cơ quan đường bên có tác dụng gì ?
Câu 7: Vai trò của ngành thân mềm ?
Câu 8: Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người và biện pháp phòng chống giun đũa khí sinh ở người ?
Câu 9: Giải thích vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành con trưởng thành ?
Câu 10: Mô tả kiểu dinh dưỡng của Trai ? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào vs môi trường nước ?

nguyen minh ngoc
23 tháng 12 2017 lúc 20:54

Câu 1: Trùng giày, trùng biến hình di chuyển nhờ bộ phận nào ?

Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thế chúng luôn biến đổi hình dạng.
Trùng dày chuyển bằng cách thẳng tiến

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
23 tháng 12 2017 lúc 20:54

C1.*Trùng biến hình:

- Trùng biên hình lã cơ thể đơn bào, di chuyển bằng chân giả do sự chuyển động của chất nguyên sinh tạo thành.

*Trùng giày:

-Trùng giày di chuyên vừa tiên vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiêu lần sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể.

 

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
23 tháng 12 2017 lúc 20:56

Câu 2: Tế bào làm nhiệm vụ tự vệ, sinh sản ở ruột khoang ?

Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. Vì vậy, cần phải ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tấm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu. Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan, sán lá máu ở người cao.
Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
23 tháng 12 2017 lúc 20:57

Câu 4: Ở thân mền hạch thần kinh nào là phát triển nhất ?-Hạch não

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
23 tháng 12 2017 lúc 21:00

Câu 6: Ở cá chép các vây cá, cơ quan đường bên có tác dụng gì ?

Cơ quan đường bên giúp cá cảm nhận áp lực của nước (như độ nông sâu, tốc độ dòng chảy) đôi khi cả những chấn động nhỏ mà tai cá không nghe được. Nhờ đó cá tránh được những vật cản trên đường bơi, sự tấn công của đối phương hoặc lợi thế khi kiếm môi, ghép đôi, duy trì liên lạc với đồng loại. Cá có thể tìm ra nơi lưới không khép kín hoặc thủng rồi kéo nhau thoát ra ngoài. Nếu cắt bỏ đường bên (tuy còn mắt) cá sẽ mất khả năng tìm mồi.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
23 tháng 12 2017 lúc 21:01

Vai trò :

Có lợi :

- làm thực phẩm cho con người : ngao, hến, mực, ốc, sò, trai,...

- làm thức ăn cho động vật khác : ốc sên, hến, mực, trai,...

- làm đồ trang sức : ốc gai, sò, ngọc trai, ốc tai,...

- làm vật trang trí : xà cừ, trai, sò, ốc tù và,...

- làm sạch môi trường nước : trai, vẹm, hàu, sò, ngao, hến,...

- có giá trị xuất khẩu : mực, nghêu, sò huyết, ngao, sò,...

- có giá trị về mặt địa chất : ốc, sò, ngao,...

Có hại :

- có hại cho cây trồng : ốc bươu, ốc sên,...

- làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán : ốc mút, ốc ao,...

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
23 tháng 12 2017 lúc 21:03

Câu 8: Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người và biện pháp phòng chống giun đũa khí sinh ở người ?

Tác hại của giun đũa :
Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người: Ăn thức ăn trong dạ dày, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người và có thể lây lan cho người khác.
* Biên pháp phòng tránh :
- Ăn chín, uống sôi .
- Không ăn thức ăn sống, nếu ăn phải rửa bằng nước sôi và rửa thật kĩ.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
- Tẩy giun theo định kỳ ( 2 lần/năm).

- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn + sau khi đi vệ sinh.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
23 tháng 12 2017 lúc 21:04

Câu 9: Giải thích vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành con trưởng thành ?

vì nó thuộc ngành chân đốt.
Đặc trưng của ngành là có bộ xương ngoài bằng kitin, ko có xương trong, chân tay mình mẩy đều phân đốt, có 3 cặp chân và 2 cặp cánh. Cơ thể chia làm 3 khúc đầu, mình, đuôi
Vì bộ xương ngoài rất vững chắc mà ko thể phát triển lớn hơn để chứa con vật khi con vật gia tăng trọng lượng thì nó sẽ phải lột xác, chuyển qua cái vỏ bọc lớn hơn.
Nhưng cũng ko thể đùng 1 cái được sinh ra trong cái vỏ bự được, vì với cơ thể bé và non yếu sẽ ko thể hoạt động được với cái bộ xương ngoài khổng lồ. Vì vậy lột xác là tất yếu!

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
23 tháng 12 2017 lúc 21:05

Câu 10: Mô tả kiểu dinh dưỡng của Trai ? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào vs môi trường nước ?

Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch nước vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. Ở những nơi nước ô nhiễm, người ta ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể trai, sò.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Khánh chi
Xem chi tiết
NgGiaPhúc^^
Xem chi tiết
Phú Đào Tấn
Xem chi tiết
phương nguyễn
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
Xem chi tiết
Huy Xuân Trần Lê
Xem chi tiết
KHANG 7B ĐỖ PHẠM TUẤN
Xem chi tiết
NgGiaPhúc^^
Xem chi tiết
oanh truong
Xem chi tiết