Câu 1: Trình bày tình hình gia tăng dân số thế giới từ đầu công nguyên cho đến nay? Nguyên nhân, hậu qủa của bùng nổ dân số thế giới
Câu 2: Vẽ sơ đồ thể hiện sức ép của dân số tối tài nguyên môi trường đới nóng ?Để giảm sức ép dân số các nước ở đới nóng cần làm gì?
Câu 3: Đặc điểm khí hậu tác động như thế nào đến hình ảnh cảnh quan của môi trường nhiệt đới?
Câu 4: Tại sao bức tranh di dân ở đới nóng lại đa dạng phức tạp? Tác động của di dân dùng có kế hoạch đến kinh tế xã hội?
Câu 5: So sánh điểm giống và khác nhau giữa đặc điểm đô thị hóa đới nóng và đới ôn hòa?
Câu 6: Phân tích nguyên nhân, hậu quả ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa?
Câu 3:
Thiên nhiên của môi trường nhiệt đới thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, cây cỏ chim thú linh hoạt ; đây cũng là mùa lũ của các con sông. Đến thời kì khô hạn, cây cỏ úa vàng, chim thú tìm về những nơi còn nguồn nước ; lượng nước sông giảm lòng sông thu hẹp lại. Ở miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo ôxit sắt, nhôm tích tụ dần ờ gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng, gọi là đất feralit.
Đất ờ môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hoá nếu không được cây cối che phủ và canh tác không hợp lí.
Thảm thực vật cũng thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) và cuối cùng là những vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất cùng với vài đám cây bụi gai (nửa hoang mạc). Diện tích xavan và nửa hoang mạc ngày càng mở rộng, không chỉ do lượng mưa ít mà còn do con người phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, củi hoặc làm nương rẫy. Đất bị thoái hoá dần và cây cối khó mọc lại được.
Môi trường nhiệt đới thích hợp cho việc trồng trọt nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp... Ở những nơi chủ động được tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp phát triển, dân cư tập trung đông đúc.
Câu 5:Đới ôn hòa | Đới nóng |
+Đô thị hóa do yêu cầu của phát triển công nghiệp, dịch vụ... + Đô thị hóa gắn liền với phát triển kinh tế + Lối sống đô thị phổ biến trong dân cư |
+ Đô thị hóa do tự phát ( chiến tranh, xung đột tộc người, nghèo đói, thiếu việc làm ) +Đô thị hóa phát triển không gắn liền với phát triển kinh tế + Lối sống đô thị chưa phổ biến trong dân cư |
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hòa:
- Việc tập trung phần lớn các đô thị vào một dải đất rộng không quá 100 km chạy dọc ven bển đã làm cho nước biển ven bờ bị ô nhiễm nặng.
- Hoạt động khai thác dầu mỏ cũng như vận chuyển đã làm rò rỉ, tràn dầu ra vùng biển đại dương, váng dầu ở các vùng biển tạo nên "thủy triều đen" làm ô nhiễm nước biển.
- Hóa chất thải từ các nhà máy, phân bón hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, chất thải sinh hoạt của các đô thị... làm nhiễm bẩn nguồn nước sông, hồ và nước ngầm trên đất liền. Các chất độc hại đó lại bị đưa ra biển là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "thủy triều đỏ", làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.
Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa:
- Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ờ đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ, châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người...
Chúc bạn học tốt!
Câu 1:
- Từ đầu Công nguyên cho đến thế kỉ XVI, dân số thế giới tăng chậm (vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người; đến thế kỉ XVI, tăng gấp đôi, nhưng cùng chưa đến 1 tỉ người).
- Dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm 1804 (1 tỉ người), tăng vọt vào năm 1960 đến năm 1987 (đường biểu diễn gần như dốc đứng).
- Sau đó, dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng nhanh.
- Nguyên nhân: do tỉ lệ sinh lớn, tỉ lệ tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sông được cải thiện và nhừng tiến bộ y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vần còn cao
- Hậu quả: gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,... do có nhiều trẻ em và thanh niên.
Câu 2:
Câu 1:
- Nguyên nhân:
+ các nước thuộc địa giành độc lập
+ đời sống được cải thiện và các tiến bộ về y tế, khoa học làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
- Hậu quả:
+Thiếu đất ở, sinh hoạt
+ Có thể có nhiều tệ nạn xã hội
+ Trường học không đủ để đáp ứng kịp thời
+ Thiếu lương thực, thực phẩm
+ Chất lượng cuộc sống giảm
Câu 2:
- Để giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường đới nóng, các biện pháp hiệu quả là:
+ giảm tỉ lệ gia tăng dân số
+ đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân.
Câu 4:
+ Đa dạng: có nhiều nguyên nhân và hình thức khác nhau
+ Phức tạp: ngoài dân số đông, thiên tai, chiến tranh, yêu cầu phát triển công nghiệp , nông nghiệp và dịch vụ