Câu 1: Mình cho ý rồi bạn triển khai ý ra.
Văn học hiện thực phê phán là tiếng nói mang tính phản kháng tức thời trước những thực trạng tiêu cực trong xã hội, đối lập với quan điểm của người cầm bút. Mỗi tác phẩm văn học hiện thực phê phán như những chiếc gương không những chỉ phản chiếu mà còn cô đọng, bao chứa, dồn nén hiện thực ngổn ngang của xã hội. Văn học hiện thực phê phán thường chỉ có giá trị trong những giai đoạn nhất định. Cái tồn tại lâu dài với thời gian không phải là sự phê phán, sự đối chọi mà là cái đẹp, cái cao thượng. Một tác phẩm văn học nếu chỉ chứa đựng những oán hờn, căm giận, bức xúc, bất mãn với xã hội, với một giai cấp khác, với một nhóm người khác hoặc một cá nhân khác thì nó chỉ thỏa mãn những nhu cầu mang tính thời điểm của người cầm bút. Những tác phẩm phê phán theo dòng chảy thời gian dần dần mất đi tính chiến đấu của mình bởi tình hình xã hội mà tác phẩm đó phản ánh đã biến đổi dần. Những tác phẩm phê phán theo dòng chảy thời gian sẽ mất dần chức năng phê phán mà thay vào đó là giá trị soi chiếu lịch sử. Nhìn lại chặng đường văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, chúng ta thấy hàng loạt những tác phẩm văn học hiện thực phê phán của Ngô Tất Tố (1894 - 1954), Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977), Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), Nam Cao (1915 - 1951)… đã đi qua thử thách của thời gian và thời cuộc để vẫn đến với bạn đọc hôm nay. Điều gì đã làm nên sức sống lâu bền cho những tác phẩm này? Hẳn nhiên không phải là yếu tố phê phán – một yếu tố chỉ tồn tại mang tính thời điểm – mà là yếu tố văn hoá, nhân văn, lịch sử ẩn chứa trong các tác phẩm. Có thể hình dung một cách cụ thể qua ví dụ về chuyện ngọn nến. Khi mà chưa có phát minh bóng đèn điện đốt thì ngọn nến có giá trị (chức năng) thắp sáng nhưng khi bóng đèn điện đốt đã thay thế chức năng thắp sáng của ngọn nến thì ngọn nến lại mang giá trị (chức năng) về mặt nghệ thuật, vì cảm quan thẩm mĩ của con người nhiều hơn. Văn học phê phán có thể là hơi thở của cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử cụ thể và khi bánh xe lịch sử đã có những bước xoay chuyển thì tất yếu giá trị của các tác phẩm văn học phê phán cũng dần biến đổi...............