Các lớp Cá - Bài 34. Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá

Nguyễn Phúc Nguyên

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của Lớp Sâu Bọ.

Câu 2: Chức năng các bộ phận cấu tạo ngoài của tôm.

Câu 3: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của Ngành Thân Mềm.

Câu 4: Nhện có mấy phần cơ thể. Vai trò của chúng.

Câu 5: Vì sao hệ tuần hoàn của Lớp Sâu Bọ đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

Câu 6: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin, chứa nhiều canxi và có sắc tố của tôm.

Câu 7: Nhiều ao dùng để thả cá, không thả trai mà vẫn có. Hỏi tại sao?

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
15 tháng 12 2017 lúc 17:34

Câu 1:

1. Đặc điểm chung

- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng

- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2

đôi cánh

- Hô hấp bằng ống khí

2. Vai trò thực tiễn

- Lợi ích:

+ Làm thuốc chữa bệnh

+ Làm thực phẩm

+ Thụ phấn cho cây trồng

+ Làm thức ăn cho đv khác

+ Diệt các sâu bọ có hại

+ Làm sạch MT (bọ hung)

- Tác hại:

+ Là động vật trung gian truyền bệnh

+ Gây hại cho cây trồng

+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp

Bình luận (0)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
15 tháng 12 2017 lúc 17:36

Câu 2: Cấu tạo ngoài và chức năng:

- Đầu - ngực:

+ Đôi mắt kép, 2 đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.

+ Chân hàm: Giữ và xử lí mồi.

+ Chân ngực: Bò và bắt mồi.


- Phần bụng:

+ Chân bụng: Bơi,giữ thăng bằng,ôm trứng.

+ Tấm lái: Giúp tôm nhảy.

Bình luận (0)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
15 tháng 12 2017 lúc 17:37

Câu 3:

Đặc điểm chung:

- Thân mềm không phân đốt có vỏ đá vôi

- Có khoang áo.

- Hệ tiêu hóa phân hóa

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản


Vai trò:

- Lợi ích

+ Làm thực phẩm cho con người

+ Nguyên liệu xuất khẩu

+ Làm thức ăn cho động vật

+ Làm sạch môi trường nước

+ Làm đồ trang trí, trang sức

+ Có ý nghĩa địa chất

- Tác hại:

+ Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán

+ Làm hại cây trồng

Bình luận (0)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
15 tháng 12 2017 lúc 17:39

Câu 4:

Cơ thể có 2 phần :

- Đầu - ngực: là trung tâm vận động và định hướng.
- Bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.

Vai trò:

Có lợi :

+ Diệt sâu bọ có hại

+ Nọc độc của nhện được dùng sản xuất ra thuốc


Có hại :

+ Con người có thể bị trúng độc do nhện

Bình luận (0)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
15 tháng 12 2017 lúc 17:41

Câu 5:

Hệ tuần hoàn có hai chức năng chính:
- Phân phối dinh dưỡng tới các tế bào
- Cung cấp ôxi cho các tế bào. ở sâu bọ việc cung cấp ôxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm.Vì thế hệ tuần hoàn trở nên đơn giản chỉ gồm một dãy tim hình ống, có nhiều ngăn để đẩy máu đem chât dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Bình luận (0)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
15 tháng 12 2017 lúc 17:41

Câu 6: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin:
- Nhờ có chất canxi đã tạo cho lớp vỏ kitin của tôm sông cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và làm chỗ bám cho hệ cơ phát triển và có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài)
- Sắc tố có trong thành phần của vỏ kitin ở tôm giúp tôm có thể thay đổi máu sắc bên ngoài cơ thể để phù hợp với màu của môi trường sống, và nhờ vậy tôm có thể tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.

Bình luận (0)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
15 tháng 12 2017 lúc 17:42

Câu 7: Ấu trùng trai thường hay bám vào da và mang cá. Khi thả cá vào ao hay khi trời mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai xuống ao, giúp phát tán nòi giống trai nên không thả cá, trai vẫn có.

Bình luận (0)
Diệu Đỗ 😘😘
6 tháng 1 2018 lúc 9:10

Câu 1. Đặc điểm chung và vai trò của Lớp Sâu Bọ:

- Cơ thể chia thành 3 phần: Đầu - ngực - bụng

- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí

Câu 2: Chức năng các bộ phận cấu tạo ngoài của tôm

+ Các giác quan: Định hướng và phát hiện mồi

+ Chân ngực: Di chuyển và bắt mồi

Phần bụng:

+Chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng

+ Tấm lái: Giúp tôm bơi giật lùi, giữ thăng bằng

Câu 3. Đặc điểm chung của Ngành Thân Mềm

Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, cơ quan di chuyển đơn giản. Riêng mực và bạch tuột có lối sống san mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơn quan di chuyển phát triển.

Cấu 4: Cấu tạo của nhện và vai trò

Cơ thể nhận chia thành 2 phần: Đầu - ngực

: Bụng

+ Phần đầu - ngực:

- Đôi kìm có tuyến độc : Bắt mồi và tự vệ

- Đôi chân xúc gián (phủ đầy lông): Cảm giác về khứu giác và xúc giác

- 4 đôi chân bò : Di chuyển và chăng lưới

+ Phần bụng:

- Phía trước là đôi khe thở : Hô hấp

- Ở dưới là lỗ sinh dục : Sinh sản

- Phía sau là các núm truyến tơ : sinh ra các tơ nhện

Câu 5.

Ở sâu bọ việc cung caaos oxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm, vì thế hệ tuần hoàn trở nên rất đơn giản, chỉ gồm một dãy tim hình ống, có nhiêu ngăn để đấy máu đem chất dinh dương đi nuôi cơ thể. Vì vậy hệ tuần hoàn ở sâu bọ rất đơn giản khi hệ thống ống khí phát triển.

Hệ tuần hoàng không có vai trò vận chuyển giống các loài khácđiều này cúng trả lời cho câu hỏi tại sao côn trùng hoạt động mạnh nhưng lại có hệ tuần hoàn hở

Câu 6. Ý nghĩa

Vỏ kitin tạo bộ xương ngoài, giúp che chở, bảo vệ cơ thể

Sắc tố giúp thích nghi với môi trường sống và lẫn tránh kẻ thù

Câu 7.

Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

Chúc bạn học tốt...!!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Bống Gaming
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Cường
Xem chi tiết
GB 2
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ý Hồ Như
Xem chi tiết
Đỗ linh chi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết