câu 1: Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát
câu 2 : Chứng minh đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay lượn ?
câu 3 : Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống trên cạn ?
câu 4 : Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ giúp chúng thích nghi với đời sống, tập tính lẩn trốn kẻ thù
câu 5 : Giải thích vì sao số lượng động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng
câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo của bộ Gặm nhấm thích nghi với đời sống gặm nhấm
câu7: Trình bày đặc điểm chung của lớp thú ? Hãy chỉ ra những mặt lợi của lớp thú đối với con người, cho ví dụ cụ thể ?
câu 1
Nêu đặc điểm chung của Bò sát.
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cố’ dài, màng nhĩ nam trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thế vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc. giàu noãn hoàng.
câu 2
Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lồng ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi (lang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ).
câu 3
- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
5)
Vi:
- khí hậu không phù hợp vs sự phát triển của các loài động vật
- lượng thức ăn khan khiếm do khí hậu không phù hợp
=> các loài động vật cần phải thích nghi để tồn tại => chỉ còn số it các loài động vât thích nghi sống và phát triển
6)- Bộ lông mao dày, xốp, che chở và giữ nhiệt cho cơ thể
- Chi trước ngắn, có vuốt dùng để đào hang
- Chi sau dài, khỏe bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi
- Mũi, lông có xúc giác thăm dò thức ăn và môi trường
- Tai có vành tai định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù
- Mắt có mi cử động giữ nước mắt làm mắt không bị khô, bảo vệ mắt
7)+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
+ Vai trò:
_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế.
ấy câu sau bn tự lên mạng tra nhé
Câu 1 :
Môi trường sống: đa dạng
- Vảy: Vảy sừng khô, da khô
- Cổ: dài
- Vị trí màng nhĩ: nằm trong hốc tai
- Cơ quan di chuyển: chi yếu, có vuốt sắc nhọn
- Hệ hô hấp: phổi có nhiều vách ngăn
- Hệ tuần hoàn: 3 ngăn có vách ngăn hụt, máu pha
- Hệ sinh dục: có cơ quan giao phối
- Trứng: có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc
- Sự thụ tinh: thụ tinh trong
- Nhiệt độ cơ thể: biến nhiệt
Câu 2 :
Nêu đặc điểm của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu 3:
Đặc điểm của ếch thích nghi với môi trường sống ở dưới nước
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giảm sức cản của nước.
- Da phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí →giảm ma sát khi bơi, dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi khí qua lớp da.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) thích nghi với hoạt động bơi lội.
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
Câu 4 :
Cấu tạo | Ý nghĩa |
Bộ lông: lông mao , dày , xốp | ->Giứ nhiệt , che chở |
Chi: có vuốt , 2 chi sau dài khỏe |
-> Đào hang ->Chi sau bật nhảy |
Tai: có khả năng cử động , thính , vành tai to |
->Nghe định hình âm thanh , phát hiện kẻ thù |
Mũi: thính | ->Thăm dò thức ăn môi trường |
Lông: xúc giác,nhạy bén | ->Thăm dò thức ăn môi trường |
Mắt: mi mắt cử động + có lông mi | ->Bảo vệ mắt |
Câu 5:
Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái đất vì:
- Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của nhiều loài sinh vật .
- Lượng thực vật phong phú, đa dạng cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều nhóm động vật.
- Khu hệ sinh thái đa dạng, nhiều kiểu môi trường sống => phong phú và đa dạng các loài sinh vật
Câu 6 :
- Có chi trước ngắn, hàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.
- Thị giác kém phát triển, nhưng khứu giác rất phát triển, đặc biệt có lông xúc giác dài ở trên mõm.
Câu 7 : Đặc điểm chung của lớp thú :
- Bộ lông: Lông mao
- Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
- Sinh sản: Thai sinh
- Nuôi con: Bằng sữa mẹ
- Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt
Những mặt lợi của lớp thú đối với con người :
- Làm thực phẩm: thịt heo, thịt bò,...
- Dược liệu: khỉ, hươu, hươu xạ, các loại cao,..
- Sức kéo: trâu, bò,..
- Nguyên liệu cho mĩ nghệ: ngà voi, sừng tê,..
- Là vật thí nghiệm: chuột bạch,..
- Canh nhà: chó,..
- Phục vụ nghệ thuật, làm xiếc: khỉ, chó, voi,...
- Ăn thịt động vật nhà: cáo, hổ,...