Câu 1: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó hiệu quả?
- Trai tự vệ bằng cách rút mình vào trog 2 mảnh vỏ cứng và khép chặt vỏ lại.
- Nhờ vỏ trai có cấu tạo vừa rắn chắc, vừa có khả năng đóng mở tự động giúp chúng tự vệ tốt
Câu 2: Vì sao tôm phải lột xác nhiều lần trong đời sống cá thể? Nêu vai trò của lớp Giáp xác trong thực tiễn?
- Tôm phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cấu tạo bằng kitin ngấm can-xi rất cứng, ngắn cản sự phát triển của ấu trùng.
- 1> Có lợi
Đối với thiên nhiên:
- Có nhiều loài giáp xác nhỏ ( chân kiếm,rận nước,...) làm thức ăn cho các loài cá công nghiệp như cá trích và các cá lớn ở đại dương.
Đối với con người
- Thực phẩm đông lạnh
-Thực phẩm khô
-nguyên liệu để làm mắm
-Thực phẩm tươi sống
-Nguyên liệu để xuất khẩu
2>Có hại
-kí sinh gây chết cá
-Có hại cho giao thông đường thủy
-truyền bênh giun sán
-làm hư hại đồ vật.
Câu 1:
Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.
Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra đế ăn phần mềm cơ thể trai.
Câu 2: - Ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần vì tôm có lớp vỏ kitin cứng, lớp vỏ cứng đó không lớn lên cùng với cơ thể được → lột xác nhiều lần, để lớn lên.Vai trò thực tiễn của lớp giáp xác:
- Lợi ích:
+ Là nguồn thức ăn của cá: tôm, tép
+ Là nguồn cung cấp thực phẩm: các loại tôm, cua
+ Là nguồn lợi xuất khẩu: Tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh, cua nhện
- Tác hại:
+ Có hại cho giao thông đường thuỷ: sun
+ Có hại cho nghề cá: chân kiếm ký sinh
+ Truyền bệnh giun sán: Tôm, cua.
Chúc bạn học tốt!