Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Phương Anh

Câu 1; Vì sao nói giun đất có vai trò trông việc cải tạo đất ?
Vì sao nói giun đất là lưỡi cày sống?
Phân tích vai trò của giun đất đối với trồng trọt
Câu 2: Em hãy phân tích đặc điểm cấu tạo của trai sông thích nghi với lối sống thụ động?
Câu 3: Phân tích vai trò của sâu bọ đối với cây trồng
a. Mặt lợi
b. Mặt hại
Câu 4: Em hãy phân tích đặc điểm cấu tạo của Châu chấu thích nghi với lối sống bay, nhảy
Câu 5: Nêu đặc điểm cấu tạo của cá thích nghi với đời sống ở nước
Tại sao châu chấu non nhiều lần lột xác mới thành châu chấu trưởng thành
Câu 6: Tại so nhiều ao đào thả cá, không thả trai lại có trai?
Câu 7: Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất?

Huỳnh lê thảo vy
29 tháng 12 2018 lúc 19:36

câu 1: *arwin nhà khoa học nổi tiếng đã nói :
“ Trước khi con người phát minh ra lưỡi cày , giun đất đã cày đất và mãi mãi sẽ cày đất “
Rươi nhiều vô kể nên Có thể dùng làm nước mắm. Có câu ca dao : “Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng, Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy” đây là những thời điểm trong năm thường xuất hiện rươi và người dân có thể thu hoạch sử dụng hoặc mang đi bán.
Sa sùng thường được sử dụng cả lúc còn tươi (nấu canh, xào) hay khô (rang) đều rất ngon
Chế biến bằng cách phơi khô. Đây là loài hải sản có giá trị kinh tế rất cao, nhưng do đánh bắt quá mức nên số lượng đã giảm đáng kể.
Giun quế là loại giun ăn các loại phân do gia súc thải ra (phân trâu,bò,dê,thỏ, gà..).
Giun quế có giá trị trong chăn nuôi, là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài gia cầm như lợn, gà, vịt và một số loài khác như cá, ba ba, ếch, lươn, tắc kè...
Ngoài ra giun có vai trò làm tơi xốp đất, giữ độ ẩm. Phân giun là loài phân hữu cơ rất tốt, tăng cường dinh dưỡng cho đất.

* Vì giun đất khi mà đào lỗ chụ xuông đất thì vô tình đất ở chỗ ấy được giun đào bới rất tơi và xốp, rất tốt chô viêc trồng cây vì có tính năng làm cho đất tơi xốp nên được ví như cái cày đó bạn

*

Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp. Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất. Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

câu 5:

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Ý nghĩa thích nghi

1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân

Giúp làm giảm sức cản của nước

2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước

Giúp mắt cá không bị khô

3. Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhày

Giảm ma sát với môi trường nước

4. Vảy cá xếp như ngói lợp

Giúp cá dễ dàng di chuyển theo chiều ngang

5. Vây cá gồm nhiều tia vây, căng bởi màng da mỏng khớp động với thân

Có tác dụng như mái chèo.

Huỳnh lê thảo vy
29 tháng 12 2018 lúc 19:41

6,Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

7,

Giun hô hấp qua da, mưa nhiều, nước ngập, giun không hô hấp được nên phải chui lên khỏi mặt đất để hô hấp.


Các câu hỏi tương tự
Linh Katy
Xem chi tiết
๖²⁴ʱ☪á ☪ℴท︵❣
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Hâm Chu
Xem chi tiết
nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
Bùi minh anh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Long
Xem chi tiết
Hồ Hòa Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết