Đề kiểm tra 1 tiết - Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đông Wizard

Câu 1: Tìm hiểu về giun kim?

Câu 2: Ích lợi của giun đất?

Câu 3: Nêu khái niệm về bệnh sốt rét và cách phòng chống?

Trần Đình Hiếu
18 tháng 10 2017 lúc 19:14

1)

Đặc điểm

Là loại giun có kích thước cơ thể nhỏ, màu trắng đục. Đầu hơi phình. Hai bên thân có 2 mép hình lăng trụ do sự dày lên của lớp vỏ bọc bên ngoài. Giun kim đực đuôi cong và có 1 gai giao hợp cong như lưỡi câu. Con cái to hơn, dài hơn con đực đuôi nhọn và thẳng, tử cung chứa đầy trứng. Cơ thể có khía ngang sần sùi để ma sát tốt cho di chuyển. Cuối thực quản có ụ phình. Trứng giun kim có vỏ nhẵn hình bầu dục và thường vẹt một đầu như hình hạt gạo. Tính chất bắt màu của trứng giun kim phụ thuộc vào trứng có tiếp xúc với phân hay không.

Ký sinh Ở người

Đường lây truyền phổ biến của chúng là các vật dụng trong nhà như: quần áo, đồ chơi, gối, mùng, màn. Trứng giun rất nhẹ, có thể bay trong không khí và ai cũng có thể nuốt phải. Khi vào trong ruột, giun kim gây tổn thương niêm mạc ruột, làm rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn dị ứng, viêm sinh dục, âm hộ, âm đạo, rối loạn tiểu tiện và thậm chí rối loạn kinh nguyệt (đối với bé gái)... Nếu giun kim lọt vào ruột thừa có thể gây nên tình trạng viêm ruột thừa. Lúc giun kim bò ra ngoài vùng hậu môn đẻ trứng sẽ gây nên ngứa, người bệnh gãi sẽ gây trầy, xước, loét, nhiễm trùng thứ phát và tái nhiễm thường xuyên.

Chúng đẻ trứng ở bên ngoài cơ thể người, thường là vùng xung quanh hậu môn, gây ngứa ngáy: điều này giúp thực hiện sự lây lan của ấu trùng qua tay người. Việc gãi liên tục khiến rìa hậu môn bị tấy đỏ, sung huyết. Ngoài ra, giun kim cũng có thể xâm nhập và gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung, gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột[2]

Ở vật nuôi

Bệnh giun kim là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở nhiều loài gia cầm và thủy cầm nuôi cũng như hoang cầm. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi bởi không những chúng trực tiếp gây giảm trọng lượng, gây tắc ruột, làm chết vật nuôi mà còn tạo điều kiện cho nhiều bệnh thứ phát (bội nhiễm) khác, đặc biệt nó là vật chủ trung gian truyền lây bệnh viêm gan - ruột truyền nhiễm (bệnh đầu đen) ở gà và gà Tây.

2)

Làm đất tơi xốp

Nuôi giun quanh gốc chanh là bí quyết của triệu phú 8x Nguyễn Hữu Hà - người mang giống chanh tứ quý về trồng trên mảnh đất chiêm trũng Hưng Yên. Giun làm đất tơi xốp, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn mà không cần hóa chất tăng trưởng.

Anh nuôi giun bằng cách cho ăn đậu tương. Nếu nghiền hạt đậu khô thành bột, rải quanh gốc cây, giun sẽ ăn hết 70% lượng đậu tương bón. Ngoài ra, có thể dùng cả cây đậu luộc lên rồi bón cho cây. Nhờ giun hỗ trợ đắc lực, mà vườn chanh 5,7ha cho tới 40 tấn quả, thu nhập trên 800 triệu mỗi năm

Ủ phân hữu cơ

Để trồng tiêu không phân bón hóa học, nông dân xã Nâm N’Jang (huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) sử dụng giun trùn quế để sản xuất nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng tại chỗ. Lão nông Hà Văn Kuôn cho biết, phân bò từ các hộ chăn nuôi được gom lại, trở thành thức ăn cho trùn quế. Sau khoảng một tháng ủ thì bón cho cây tiêu.

So với loại phân hữu cơ thông thường, phân trùn quế chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, thời gian phân hủy nhanh hơn. Nguồn phân bón này góp phần mang sản lượng 34.400 tấn mỗi năm về cho vùng hồ tiêu 27.500ha tại Đắk Song, đáp ứng nhu cầu trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ, Nhật. Ngoài tiêu Nâm N’Jang, nhiều vùng sản xuất rau, cà phê nơi đây cũng nuôi giun để tạo phân.

Nông dân Nâm N’Jang nuôi giun trùn quế lấy phân bón

Giun đất - cỗ máy làm giàu của nhà nông

Nuôi lợn bằng giun

Lợn, gà, tôm ăn giun quế hiện là hướng đi được nhiều địa phương lựa chọn phát triển kinh tế. Hợp tác xã Long Thịnh (xóm Đồng Nội, xã Phúc Trìu, Thái Nguyên) là một trong những đơn vị sử dụng giun quế làm thức ăn cho vật nuôi.

Đàn lợn 50 con chăn nuôi trên diện tích rộng 1.000m2 được ăn đậu tương, ngô, cám với khoảng 0,2kg giun quế mỗi ngày. Lợn nuôi 8-2 tháng cho giá bán cao 90.000 đồng mỗi kg. Đến nay, hợp tác xã đã cung cấp khoảng 4 tấn thịt cho thị trường Thái Nguyên và Hà Nội.

Trùn quế cũng được chọn làm thức ăn cho gà, tôm tại Bạc Liêu. Nhiều hộ nông dân nuôi giun làm thức ăn cho tôm, giữ sạch môi trường ao nuôi.


Khoảng 38,5% phát thải khí nhà kính xuất phát từ nông nghiệp, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2014. Có nhiều phương pháp xử lý chất thải hữu cơ trong trồng trọt và chăn nuôi như xây hầm bioga, sử dụng chế phẩm sinh học… Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến gia súc còn phải đầu tư hàng tỷ đồng cho hệ thống xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường.Xử lý chất thải nông nghiệp

Tại Mỹ, Tom Herlihy - CEO R.T.Solution Inc đã sử dụng 8 triệu con giun đất xử lý môi trường trong trang trại nuôi bò từ năm 2004, biến nguồn chất thải thành loại phân bón giàu dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy, 1-2 lạng giun có thế xử lý tối đa khoảng 300kg rác thải. Trong 60 ngày, đội ngũ giun đã sản xuất ra 600 tấn phân hữu cơ cho nông nghiệp.

3)

Bệnh sốt rét là gì?

Sốt rét là căn bệnh do ký sinh trùng gây ra. Triệu chứng của bệnh này gồm sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, nhức đầu, cơ thể nhức mỏi, buồn nôn và ói mửa. Đôi khi triệu chứng này tái phát mỗi 48 đến 72 giờ, tùy theo loại ký sinh trùng và thời gian nhiễm bệnh.

Cách phòng tránh:

Khi dùng mùng chống muỗi, bạn nên

xịt thuốc chống côn trùng.

may lại những chỗ mùng bị rách.

nhét mùng dưới nệm.

Phun tồn lưu trong nhà để diệt muỗi.

Nếu có thể, lắp lưới chống muỗi nơi cửa ra vào và cửa sổ. Dùng máy lạnh hoặc quạt để không cho muỗi trú ngụ.

Mặc trang phục màu sáng và che kín da.

Nếu có thể, hãy tránh những nơi có bụi rậm, là nơi muỗi tụ tập, dọn dẹp những nơi ứ đọng nước, là nơi muỗi đẻ trứng.

Nếu bạn bị nhiễm bệnh, hãy chữa trị ngay.

NHỚ TICK CHO MÌNH NHAbanhthanghoa

Kim nhoii
19 tháng 10 2017 lúc 19:50

ích lợi của giun đất là :

+ làm cho đất tơi xốp

+ làm mồi câu


Các câu hỏi tương tự
Gia Bảo
Xem chi tiết
Trương Lê Gia Hân
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Tra Dang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Lung Linh
Xem chi tiết
Không có tên
Xem chi tiết
Trần Vĩnh Phong
Xem chi tiết