Ôn tập học kì II

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Câu 1: Thụ phấn là gì? Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
Câu 2: Thực vật có hoa gồm có cơ quan nào? Nêu cấu tạo chính và chức năng mỗi cơ quan?
Câu 3: Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
Câu 4: Phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm? Mỗi loại cho 2 ví dụ?
Câu 5: Vai trò của thực vật đối với đời sống của con người?
Câu 6: Tại sao nói: " Cây xanh như một lá phổi xanh của con người?
Câu 7: Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt và hạn hán như thế nào?
Câu 8: Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng ở Việt Nam?
Câu 9: Điều kiện phát triển của nấm là gì? Tại sao quần áo để lâu không giặt thường bị mốc? Để bảo quản quần áo được sạch sẽ ta phải làm gì?
Giúp mk với các bạn ơi!!!Bài tập Sinh học

Lưu Hạ Vy
8 tháng 5 2017 lúc 21:46

Câu 1 :

- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc vs đầu nhụy

- Đặc điểm của cây thụ phấn nhờ gió ( SGK )

Câu 3 :

Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
Câu 4 :

a) cay mot la mam :
-co dang than co ( tru 1 so it co dang than dac biet nhu cay cau , cay dua, tre , nua ...)
- cay 1 la mam phoi cua hat chi co 1 la mam
-re chum
- gan la hinh cung ,song song
- hoa co tu 4-5 canh .
VD: cay rẻ quạt, cay lúa, lúa mì, cay ngô...
b) cay hai la mam :
- co dang than da dang (than go, than co , than leo ...)
- kieu re coc
- kieu gan la hinh mang (cug co truong hop dac biet thi cac gan la chinh sep hinh cung ...)
-cay hai la mam phoi cua hat co 2 la mam
- so canh hoa thi da dang ( co cay hoa khong canh hoac nguoc lai rat nhiu canh )
VD: cay rau muong , cac loai rau cải, cay bâu , cay bí, muop , cay cà chua ...

Câu 6 :

Vì phổi là cơ quan hô hấp của con người và rừng cây cung cấp ôxi cho con người nên người ta nói rừng cây là lá phổi xanh của con người Câu 7 :

Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.

Câu 8 :

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (2)
Trần Linh Chi
8 tháng 5 2017 lúc 21:53

Câu 6 : Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy CO2 và nhả ra khí oxy nhưng trong hô hấp động vật lại lấy O2 và thải ra CO2. Do đó rừng có vai trò giữ cân bằng các chất khí này trong không khí điều hòa khí hậu làm cho bầu không khí trong lành, lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt 1 số vi khuẩn làm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì sự sống ở mọi nơi.
Nếu không có cây xanh, lượng CO2 tăng, O2 giảm làm ảnh hưởng đến hô hấp của con người điều hòa, khí hậu, môi trường !

Bình luận (2)
Trần Linh Chi
8 tháng 5 2017 lúc 22:08

MÌNH LÀM LỘN XỘN Í Ạ !!
Câu 8 : Biện pháp bảo vệ là :
- Ngăn chặn phá rừng
- Hạn chế khai thác các thực vật quý hiếm
- Xây dựng vườn quốc gia, khu bảo tồn
- Cấm mua bán, xuất khẩu thực vật quý hiếm
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu để bảo vệ môi trường.
Câu 4 : Cây 1 lá mầm :
+Kiểu rễ : rễ chùm
+Kiểu gân lá : Hình song song
+Số cánh hoa : 6 hoặc 3
+Số lá mầm của phôi : 1
+Dạng thân : thân cỏ, thân cột
Cây 2 lá mầm
+Kiểu rễ :Rễ cọc
+Kiểu gân lá : Hình mạng
+Số cánh hoa : 5 hoặc 4
+Số lá mầm của phôi:2
+Dạng thân : Đa dạng
Câu 7: Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra nên có vai trò rất quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất, hạn chế lũ lụt cũg như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
Câu 1 : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là : Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính
Câu 5 : Thực vật có vai trò điều hòa lượng khí cacbonic và khí ôxy trog kk nhờ quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí Cacbonic và nhả ra khí oxy nên góp phần giữ cân bằng lượng khí này trog kk.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất, nếu không có cây xanh, các sinh vật sẽ không tồn tại được .

Bình luận (1)
Cao Minh Tân
10 tháng 5 2017 lúc 22:10

Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn học cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải nằm lòng câu tục ngữ : “Tiên học lễ, hậu học văn”. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến , câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị. Luôn là bài học quý đối với chúng ta.

Câu tục ngữ bằng chữ Hán. Trước kia là một trong những lời dạy của Khổng Tử. Việc học “lễ” và học “văn” được gói gọn trong cái học của nho giáo. Qua đến VIệt Nam, lời dạy trên trở thành câu tục ngữ được truyền dạy trong dân gian. Nó trở thành lời khuyên nhủ mọi người phải chú trọng việc học lễ nghĩa là trước hết sau đó học văn hóa hay bất cứ gì khác sẽ có cơ sở mà tiến bộ.

Quả thật việc học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được cã bà mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru, qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. lớn lên một chút nữa chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử sự từ những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cảm ơn sau khi được cho quà, tiếng xin lỗi khi vi phạm., dạ thưa với người lớn tuổi, chào hỏi, đi thưa về chào….Rõ ràng lễ nghĩa đạo lý hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, chúng ta cũng được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức, biết kính trọng người lớn, thương yêu bạn bè, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó kahwn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lý cũng đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời cha mẹ, vô phép, bất hieeusthif không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc chắn, sau này cũng không thể nào là một công dân tốt của xã hội cho mai sau. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật không còn kỉ cương nề nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn hỗn độn thì khồng thể nào văn minh tiến bộ được, cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. Bài học đạo lý bao giờ cũng không bao giờ cũ, không bao giờ hết. học kiến thức văn hóa ta có thể học mười năm, hai mươi năm nhưng học làm người thì có khi hết cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời khuyên dạy đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh vô cùng đúng đắn với chúng ta.

Nhưng thực tế có khi lại khác,bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quên, không để ý đến. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. chúng ta không biết xem trọng cho nên kết quả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống. Thực tế đã cho thấy có biết bao chuyện trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đam chém giết chóc lẫn nhau đã xảy ra. Đáng chê trách hơn là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. họ chirlo học hành vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng, đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có được đạo đức, phẩm chất cao đẹp, dduocj người đời trọng vọng. những người dù thất học nhưng biết giữ lễ nghĩa, đạo đức còn đáng quý hơn những kẻ học rộng hiểu cao mà thất đức, vô nhân đạo gấp bội lần. Hiểu rõ vấn đề, mỗi người chúng ta cần phải có hướng đi cụ thể: “lễ” hôm nay không chỉ có lễ nghĩa mà đạo đức đơn thuần mà nó còn phát triển cao hơn thành tình yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, lòng hi sinh cao cả với nhân dân. Chúng ta ai cũng mong muốn dduocj trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người cong dân tốt chúng ta cần thiết phải có nề nếp đạo đức. Muốn được như thế, thì ngay từ bây giờ ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân. Ở mọi hoàn cảnh chúng ta cần ghi nhớ trong tim lời dạy quý báu: “Tiên học lễ, hậu học văn”

Tóm lại, đạo đức con người là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học phải học suốt cả cuộc đời cho tất cả mọi người. Để phấn đấu trở thành công dân tốt hôm nay, bên cạnh “Tiên học lễ, hậu học văn” chúng ta cần nhớ thêm lời dạy của Bác: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

Bình luận (1)
Cao Minh Tân
10 tháng 5 2017 lúc 22:09

Cau1 (SGK)
Cau2 (SGK)
Cau3 (SGK)
Cau4 (SGK)
Cau5 (SGK)
Cau 6(SGK)
Cau7 (SGK)
Cau8 (SGK)
Cau9 (SGK)
( tự Làm Nhá)

Bình luận (1)
ê ngu mày nhìn gì, bộ ni...
20 tháng 4 2021 lúc 10:01

:>

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lã Ngọc Thảo Nguyên
Xem chi tiết
ê ngu mày nhìn gì, bộ ni...
Xem chi tiết
Lan Phạm
Xem chi tiết
tỷ tỷ
Xem chi tiết
๖ۣۜß.ŠöÇiµ彡...
Xem chi tiết
Nhing Yen Nhi
Xem chi tiết
Hoai Vu
Xem chi tiết
Phạm Vũ Ngọc Duy
Xem chi tiết
Lan Phạm
Xem chi tiết