Câu 1: thế nào là khoan dung? Nêu ý nghĩa của lòng khoan dung?
Câu 2: khoan dung biểu hiện như thế nào trong cuộc sống? Em cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có lòng khoan dung
Câu 3: hãy nêu khái niệm, ý nghĩa của gia đình văn hóa? Trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa?
Câu 4: thế hòa là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,dòng họ? Ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gđ,dòng họ.
Câu 5: truyền thông gđ dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi người như thế nào? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gđ,dòng họ
Câu 6: nêu biểu hiện của giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
Câu 7: tự tin là gì?bản thân em sẽ rèn luyện tính tự tin bằng cách nào?
Câu 8: người tự tin là người như thế nào?tự tin có ý nghĩa gì
Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người.Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình...
Ý nghĩa:
Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. – Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.
Câu 1:
- Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
- Ý nghĩa:
+ Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
+ Cuộc sống và quan hệ với mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
+ Người được tha thứ sẽ thay đổi và dần dần xã hội trở nên văn minh, tiến bộ cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
Câu 2:
- Biểu hiện:
+ Tôn trọng và thông cảm cho người khác.
+ Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
- Rèn luyện:
+ Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.
+ Cư xử 1 cách chân thành, rộng lượng.
Câu 3:
- Gia đình văn hóa:
+ Là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ.
+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
+ Đoàn kết với xóm giềng.
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
- Ý nghĩa:
+ Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục con người.
+ Gia đình có yên ổn thì xã hội mới bình yên, văn minh, tiến bộ.
- Trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa:
+ Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình.
+ Sống giản dị, lành mạnh.
+ Thương yêu lẫn nhau.
+ Không sa vào các tệ nạn xã hội.
Câu 4:
- Giữ gìn & phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống đó.
- Ý nghĩa:
+ Giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống.
+ Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc ta.