Ôn tập phần III - Chăn nuôi

Tú Thanh Hà

Câu 1: Thế nào là giống vật nuôi? Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?

Câu 2: Nêu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?

Câu 3: Cho biết các phương pháp chọn phối và nhân giống thuần chủng vật nuôi?

Câu 4: Cho biết nguồn gốc thức ăn vật nuôi? Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?

Câu 5: Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, giàu gluxit và thức ăn thô xanh? Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit?

Câu 6: Cho biết quy trình chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men?

Câu 7: Cho biết tầm quan trọng của chuồng nuôi, tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh?

Câu 8: Cho biết tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi, các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh trong chăn nuôi?

Câu 9: Tại sao người ta nói: Vệ sinh trong chăn nuôi là phòng bệnh hơn chữa bệnh?

Câu 10: Vắc xin là gì? Nêu một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin?

NHANG GIÚP MÌNH NHA

nguyễn thu hằng
12 tháng 5 2019 lúc 14:33

Câu 1:

- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.

- Điều kiện để công nhận một giống vật nuôi là:
+ Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc.
+ Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau.
+ Có tính di truyền ổn định.
+ Đạt đến số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.

Câu 2:

- Sự sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng của các bộ phận trong cơ thể.

- Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phân trong cơ thể.

Câu 3: Các phương pháp chọn phối:

Có 2 phương pháp chọn phối:

- Chọn phối cùng giống:

+Ghép con đực với con cái trong cùng giống đó.

+ Cho ra thế hệ sau cùng giống bố mẹ

- Chọn phối khác giống:

+Ghép con đực và con cái khác giống nhau.

+ Tạo ra thế hệ lai có đặc tính tốt từ bố, mẹ

Phương pháp nhân giống thuần chủng: Gà Lơ go trống x Gà Lơ go mái,

Lợn Móng Cái đực x Lợn Móng Cái cái, Lợn Lan đơ rát đực x Lợn Lan đơ rát cái.

Câu 4:

- Thức ăn vật nuôi co nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.

- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:

+ Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoat động và phát triển.

+ Thức ăn cuhng cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa. Thức ăn còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông sừng móng.

Câu 5:

- Cách phân biệt thức ăn giàu protein,gluxit và thức ăn thô xanh:

+ Thức ăn có chứa hàm lượng protein >14% gọi là thức ăn giàu Protein.

+ Thức ăn có chứa hàm lượng gluxit >50% gọi là thức ăn giàu Gluxit.

+ Thức ăn có chứa hàm lượng xơ >30% gọi là thức ăn Thô xanh.

- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit:

+ Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

Câu 6: Quy trình chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men:

- Bước 1: Cân bột và men rượu theo tỉ lệ : 100 phần bột, 4 phần men rượu.

- Bước 2: Giã men rượu, bỏ bớt trấu.

- Bước 3: Trộn đều men rượu với bột.

- Bước 4: Cho nước sạch vào, nhào kĩ đến đủ ấm.

- Bước 5: Nén nhẹ bột xuống cho đều. Phủ ni lông sạch lên trên mặt. Đem ủ nơi kín gió, khô, ấm trong 24h.

Câu 7:Tầm quan trọng của chuồng nuôi:

- Chuồng nuôi là nhà ở của chuồng nuôi.

- Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi.

- Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:

- Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm trong chuồng nuôi 60 - 75%, độ thông thoáng tốt, độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi, ít khí độc.

Câu 8: Tầm quan trọng của vệ sinh chăn nuôi:

- Vệ sinh chăn nuôi để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.

- Thực hiện phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh"

Các biện pháp:

- Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi:

+ Khí hậu trong chuồng: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, không khí, …

+ Xây dựng chuồng nuôi: hướng chuồng, kiểu chuồng

+ Thức ăn

+ Nước uống, tắm

- Vệ sinh thân thể cho vật nuôi

+ Tắm, chải lông, vận động hợp lý.

Câu 9:

- Vì nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho năng suất cao, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế. Còn nếu để vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến con người. Vậy nên, ta phải phòng bệnh hơn là chữa bệnh.

Câu 10:

- Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc- xin. Vắc-xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc vi rút)gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.

- Sử dụng vắc xin cần chú ý:
+Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
+ Vắc xin đã pha phải dùng ngay.
+ Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.
+ Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuần, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.
+ Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng ( phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
mai Trương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phương
Xem chi tiết
Trần Hoàng Nguyệt Như
Xem chi tiết
Giang Toshiro
Xem chi tiết
WTF
Xem chi tiết
WTF
Xem chi tiết
Bùi Trần Thanh Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Thảo Dược
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết