Câu 1: Tế bào có mấy thành phần chính?
A. 2 phần B. 3 phần C. 6 phần D. 8 phần
Câu 2: Thành phần hóa học của xương là:
A. Chất cốt giao. B. Canxi. C. Muối khoáng. D. Chất cốt giao và muối khoáng
Câu 3: Thành phần của bộ xương gồm:
A. Xương đầu, xương thân, xương chi B. Xương đầu, cột sống, xương chi
C. Xương sọ, xương thân, xương chi D. Xương mặt, xương sườn, xương chi
Câu 4: Máu gồm các thành phần cấu tạo:
A. Tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. B. Nguyên sinh chất, huyết tương.
C. Prôtêin, lipit, muối khoáng. D. Huyết tương, tế bào máu
Câu 5: Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi?
A. N2 B. CO2 C. O2 D. CO
Câu 6: Trong khoang bụng có chứa
A. Tim, phổi
B. Tim, dạ dày
C. Gan, dạ dày
D. Dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, ống đái và cơ quan sinh dục
Câu 7: Cơ thể người được chia làm mấy phần?
A. Hai phần: đầu và thân. B. Ba phần: Đầu, thân và chi.
C. Bốn phần: đầu, thân, tay, chân D. Năm phần: Đầu, ngực, bụng, tay và chân.
Câu 8: Xương lớn lên về bề ngang nhờ sự phân chia của
A. Tế bào lớp sụn C. Mô xương xốp
B. Tế bào màng xương D. Mô xương cứng
Câu 9: Môi trường trong của cơ thể có chức năng giúp
A. Cơ thể trao đổi chất với môi trường ngoài C. Tế bào trao đổi chất với cơ thể
B. Tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài D. Bảo vệ cơ thể
Câu 10: Chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các kháng nguyên gây bệnh là của loại tế bào?
A. Huyết tương. B. Hồng cầu C. Tiểu cầu D. Bạch cầu
Câu 11: Phản xạ là:
A. trả lời kích thích B. tiếp nhận kích thích
C. để hoàn thiện cung phản xạ D. là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
Câu 12: Vai trò của nơron vận động là:
A. truyền xung thần kinh về trung ương
B. truyền xung thần kinh đến cơ quan cảm ứng.
C. liên hệ giữa các nơron
D. nối các vùng khác nhau trong trung ương thần kinh.
Câu 13: Ở người già, xương rất giòn và rất dễ gãy là do:
A. Màng xương bị thoái hoá B. Mô xương cứng bị mất.
C. Tỷ lệ chất cốt giao trong xương giảm. D. Tỷ lệ chất cốt giao trong xương tăng.
Câu 14: Người có nhóm máu O có thể nhận từ người có nhóm máu nào?
A. Nhóm máu AB và nhóm O B. Nhóm máu O
C. Nhóm máu B và nhóm A D. Nhóm máu O và nhóm máu A
Câu 15: Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C.) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác?
A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.
B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây
bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.
C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ do các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.
D. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị tăng hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.
Câu 16: Khoang ngực được ngăn cách với khoang bụng bởi
A. Dạ dày B. Tim C. Cơ hoành D. Gan
Câu 17: Tế bào thần kinh cấu tạo gồm các thành phần chính là
A. nhân, tua ngắn, tua dài B. thân, sợi nhánh, tua ngắn
C. thân, sợi trục, tua dài D. thân, sợi nhánh, sợi trục
Câu 18: Tế bào thực hiện mọi hoạt động sống ở:
A. Màng tế bào B. Tế bào chất C. Nhân D. Lưới nội chất
Câu 19: Hãy chọn 2 loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào:
A. Bạch cầu trung tính, bạch cầu mono. B. Bạch cầu ưa axit, bạch cầu mono.
C. Bạch cầu ưa kiềm, Limpho bào. D. Bạch cầu mono, limpho bào.
Câu 20: Ở người nhóm máu nào là nhóm máu “chuyên nhận”?
A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu A
C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB
Câu 21: Chức năng chính của bộ xương là:
A. Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
B. nơi bám của các cơ, cùng với hệ cơ tạo sự vận động cho cơ thể.
C. Nâng đỡ, bảo vệ, nơi bám của các cơ cùng với hệ cơ tạo sự vận động cho cơ thể.
D. Nâng đỡ và vận động cơ thể.
Câu 22: Lứa tuổi nào sau đây dễ bị cong vẹo cột sống?
A. Trẻ em B. Người lớn
C. Người già D. Phụ nữ
Câu 23: Xương phát triển to về bề ngang do đâu?
A. Khoang xương B. Mô xương xốp.
C. Sụn bọc đầu xương. D. Màng xương.
Câu 24: Khả năng liền của xương sau khi bị gãy là do:
A. Mô xương xốp B. Màng xương
C. Mô sụn ( sụn tăng trưởng) D. Mô xương cứng
Câu 25: Sự khác nhau cơ bản của xương tay và xương chân là:
A. Xương tay nhỏ hơn xương chân.
B. Đốt xương ngón tay dài hơn xương ngón chân.
C. Xương chân có xương cẳng chân còn xương tay không có.
D. Xương tay nhỏ hơn xương chân, đốt xương ngón tay dài hơn xương ngón chân.
Câu 26: Môi trường trong cơ thể gồm những thành phân nào?
A. Máu, nước mô B. Nước mô, huyết tương, máu
C. Bạch huyết, máu D. Nước mô, máu, bạch huyết
Câu 27: Tế bào máu nào tham gia chủ yếu vào quá trình đông máu:
A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Tiểu cầu và bạch cầu
Câu 28: Máu thuộc loại mô nào?
A. Mô liên kết B. Mô cơ C. Mô biểu bì D. Mô thần kinh
Câu 29: Phản xạ ở động vật khác với hiện tượng cảm ứng ở thực vật là do:
A. Động vật có khả năng di chuyển B. Động vật có hệ thần kinh
C. Động vật có lối sống dị dưỡng. D. Động vật có lối sống dị dưỡng, tự dưỡng
Câu 30: 2. Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt được nơron gồm:
A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 2 loại
Câu 1
B. 3 phần
Câu 2
D. Chất cốt giao và muối khoáng
Câu 3
A. Xương đầu, xương thân, xương chi
Câu 4
D. Huyết tương, tế bào máu
Câu 5
C. O2