Ôn tập lịch sử lớp 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huy Hoàng Nguyễn

Câu 1: Sự hình thành các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

Câu 2: Đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá của các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

Câu 3: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta.

Câu 4: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội của nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc.

Câu 5: Qúa trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X-XV

Minh Nhân
11 tháng 2 2020 lúc 8:38

Câu 1 :

Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc

Cơ sở hình thành: Sự chuyển biến về kinh tế: Đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động bằng đồng thau phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt. Nông nghiệp trồng lúa nước với việc dùng cày và sức kéo của gia súc khá phát triển. Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Sự chuyển biến xã hội: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt Công xã thị tộc tan vỡ, thau vào đó là công xã nông thôn với các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ. Nhu cầu trị thủy, quản lí xã hội, chống giặc ngoại xâm

=>Nhà nước ra đời để đáp ứng những nhu cầu đó.

Quốc gia cổ Cham – pa và quốc gia cổ Phù Nam

Cơ sở hình thành: Thời Bắc thuộc , nhà Hán cai trị đặt thành quận Nhật Nam chia thành 5 huyện để cai trị. Cuối thế kỉ II, nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ sau đó đặt tên thành nước Chăm – pa. Quốc gia cổ Phù Nam Cơ sở hình thành: Cách đây khoảng 1500 – 2000 năm, hình thành nền văn hóa Óc Eo (An Giang) Thế kỉ I, trên cơ sở văn hóa Óc Eo, quốc gia Phù Nam được hình thành

=>Là một trong các quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỉ III – V)

Khách vãng lai đã xóa
Minh Nhân
11 tháng 2 2020 lúc 8:50

Câu 2 : Đặc điểm kinh tế , chính trị, xã hội , văn hóa

Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc :

- Kinh tế:

Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân đã biết sử dụng công cụ đồng và có sử dụng công cụ đá.

+ Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.

+ Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Xã hội:

+ Sự phân công giàu – nghèo càng rõ rệt. Sự xung đột giữa giàu nghèo và xung đột giữa các bộ lạc xuất hiện.

+ Công xã thị tộc tan vỡ thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ

=> Do yêu cầu về trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm

- Văn Hóa :

- Đời sống vật chất:

+ Ăn gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.

+ Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố, ở nhà sàn.

- Đời sống tinh thần:

+ Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.

+ Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.

- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.

→ Đời sống vật chất tinh thần của người Việt Cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.

Quốc gia cổ Cham-pa :

- Kinh tế:

Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước. Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò. Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

- Chính trị - xã hội:

Theo chế độ quân chủ chuyên chế. Chia nước làm 4 châu dưới châu có huyện, làng. Xã hội gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ.

- Văn hóa:

Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ). Theo Bà-la-môn giáo và Phật giáo. Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết.

Quốc gia cổ Phù Nam:

- Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.

- Chính trị: chế độ quân chủ do vua đứng đầu

- Văn hóa: ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bà-la-môn giáo. Nghệ thuật ca, múa, nhạc phát triển.

- Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ.

Khách vãng lai đã xóa
Minh Nhân
11 tháng 2 2020 lúc 8:52

Câu 3 :

Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta :


- Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt.

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...

- Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta:chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.



Khách vãng lai đã xóa
Minh Nhân
11 tháng 2 2020 lúc 8:53

Câu 4 :

Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc:

- Về kinh tế:

+ Nghề rèn sắt vẫn phát triển .

+ Trong nông nghiệp, nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

+ Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển.

+ Nghề gốm, dệt vải vẫn giao lưu buôn bán.

- Về văn hóa:

+ Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền vào nước ta.

+ Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

- Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.

Khách vãng lai đã xóa
Minh Nhân
11 tháng 2 2020 lúc 8:55

Câu 5:

Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)

I. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỷ X.

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Đông Anh Hà Nội, mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.

- Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, chuyển kinh đô về Hoa Lư – Ninh Bình.

- Tổ chức bộ máy nhà nước: Thời Đinh, Tiền Lê chính quyền trung ương có 3 ban: Văn ban, Võ ban, Tăng ban.

+ Về hành chính, chia nước thành 10 đạo.

+ Tổ chức quân đội theo hướng chính quy.

→ Trong thế kỷ X, nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được xây dựng. Tuy còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.

II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỷ XI – XV.

1. Tổ chức bộ máy nhà nước:

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

- Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.

Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Giáo án Lịch sử 10 bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)

→ Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn chỉnh hơn trước.

* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ.

- Năm 1428,sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để lập nhà Lê (Lê sơ).

- Những năm 60 của thế kỷ XV Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn:

+ Bỏ chức tể tướng và các chức đại hành khiển (đại thần). Vua trực tiếp quyết định mọi việc.

+ Cả nước chia thành 13 đạo, thừa tuyên mõi đạo có 3 ti(Đô ti, thừa ti, hiến ti). Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã.

→ Dưới thời Lê, bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn thời Lý, Trần.

2. Luật pháp và quân đội:

* Luật pháp:

- Năm 1042, Vua Lý Thánh Tông ban hành Bộ luật Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Thời Trần: có bộ Hình luật.

- Thời Lê sơ biên soạn một Bộ luật Hồng Đức.

→ Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.

* Quân đội: Được tổ chức quy củ:

- Cấm quân: bảo vệ Kinh thành.

- Quân chính quy bảo vệ đất nước; tuyển theo chế độ “Ngụ binh ư nông”.

3. Hoạt động đối nội và đối ngoại.

* Đối nội:

- Quan tâm đến đời sống nhân dân.

- Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.

* Đối ngoại:

- Đối với triều đại phong kiến Trung Quốc: quan hệ hòa hiếu nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Đối với Cham-pa, Lào, Chân Lạp: có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Mai Phương
Xem chi tiết
Hữu Tình Lưu
Xem chi tiết
Nhi Nghuyễn
Xem chi tiết
gấu béo
Xem chi tiết
Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trung Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trung Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trung Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trung Hiếu
Xem chi tiết