Học kì 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen thi van dung

Câu 1 :Sống tự trọng là gì ? Nêu cách biểu hiện và cách rèn luyện ? Cho ví dụ

Câu 2 :Em hiểu yêu thương con người là gì ? Nêu các biểu hiện ,cách rèn luyện và ý nghĩa

Câu 3:Gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? Là con , cháu trong gia đình em cần làm gì để gia đình mình luôn là gia đình văn hóa?

Câu 4 :Tôn sư trọng đạo là gì ? Tìm các câu ca dao hoặc danh ngôn ,tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo

minh nguyet
22 tháng 11 2018 lúc 22:19

Câu 1:

Lòng tự trọng : là không nên để nhân phẩm, đạo đức của bản thân chúng ta hay của một tập thể, gia đình, cộng đồng ...của chúng ta bị một ai đó hoặc một tổ chức nào đó kinh rẻ, đánh giá thấp hèn, mệt thị ...v v chúng ta . Đó gọi là tự trọng.
Từ những nội dung trên chắc bạn biết vì sao phải rèn luyện lòng tự trọng. Tuy nhiên, trong thực tế để rèn luyện đức tính này là điều không dể.

VD: Dù bài có khó cũng ko được đi chép

Có hết tiền cũng ko được đi trộm cắp

Câu 2:

KN:

Yêu thương con người là biết quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp vì người khác, giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn

Biểu hiện:

Bt giúp đỡ, thông cảm, sẻ chia

Bt tha thứ, bt hi sinh

Ý nghĩa:

Lòng yêu thương con người là 1 truyền thống tốt đẹp cần được phát huy

Được mọi người yêu quý, cuộc sống thanh thản, hạnh phúc

Câu 3:

Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, làm tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Để xây dựng gia đình văn hóa, thì mỗi người trong gia đình cần thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm, sống giản dị, không sa vào tệ nạn xã hội.

Là con cháu trong gia đình em cần làm:

Làm tốt các việc được ông bà, bố mẹ giao

Nghe lời ông bà, bố mẹ

Giúp đỡ các anh chị em trong nhà...

Câu 4:

Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy dạy đã dạy mình.

Ca dao, tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo:

- Sư vi phụ.
- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Có thờ thầy mới được làm thầy.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mầy làm nên
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế nầy
Cơm cha, áo me, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Yêu kính thầy mới được làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi.
- Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
- Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Duy Anh
Xem chi tiết
Uyên Bùi
Xem chi tiết
Nga Nguyen thi
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Dung Trương
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Anh
Xem chi tiết
Ly Cherry
Xem chi tiết