Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Mai Hiếu Ngọc

Câu 1: So sánh 2 từ "ta với ta" trong hai bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan và "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến.

Câu 2: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài

a) Cảnh khuya ( liên hệ với "Côn Sơn Ca" và "Tĩnh dạ tứ")

b) Rằm tháng Giêng.

Bài tập Ngữ vănBài tập Ngữ văn

c) Tiếng gà trưa ( Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối )

Bùi Hoàng Thu Phương
28 tháng 12 2016 lúc 22:11

Câu1 :từ ''ta với ta'' trong bài ''Qua Đèo Ngang'' gợi lên sự quạnh vắng ,cô đơn và buồn man mác còn cụm từ ''ta với ta'' trong bài ''Bạn đến chơi nhà'' thể hiện sự chan hòa , quấn quýt giữa hai người bạn. mk chỉ làm được câu 1 thôileuleuleuleu

Bình luận (2)
Nguyễn Việt Hoàng
21 tháng 12 2017 lúc 21:00

Câu 1

Ở cụm từ "ta với ta" người đọc thấy được Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyễn tuy cùng một cụm từ nhưng lại mang sắc thái, ý nghĩa biểu cảm khác nhau. Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ cuả Bà Huyện Thanh Quan là đại từ ngôi 1 - số ít có nghĩa nhà thơ đang đối thoại với chính thế giới nội tâm của mình với tâm trạng buồn cô đơn khi đứng trước không gian rộng lớn u buồn của Đèo Ngang vào buổi chiều tà. âm trạng của nhà thơ không biết tâm sự với ai bèn độc thoại bèn quay về độc thoại với chính mình với nỗi nhớ quê hương và tiếc nuối về thời kì vàng son một đi không trở lại. Cụm từ "ta với ta" trong thơ của nhà thơ Nguyễn Khuyến là đại từ ngôi số 1 - số nhiều đó là nhà thơ và bạn của mình tuy là hai người nhưng lại hòa nhập với nhau trở thành một sự hòa đồng qua đó cho thấy sự gắn bó thắm thiết của những người bạn tri âm, tri kỉ đến với nhau bằng tình nghĩa, tiếp đãi nhau bằng tình thương. Qua đó Nguyễn Khuyến khẳng định tình bạn cao hơn vật chất lễ nghi thông thường.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Hoàng
21 tháng 12 2017 lúc 22:10

Câu 2:

b)

Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việ Nam. Cuộc đời của Người gắn liền với quá trình đấu tranh Cách mạng mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn sáng tác thơ. Bài thơ "Rằm tháng giêng" viết vào năm 1948 trong những ngày đầu cửa cuộc kháng chiến chốn thực dân Pháp, đọc bài thơ người đọc rung cảm trước tình yêu trăng và lòn yêu nước của Bác.

Trăng là một đề tài được được nói đến trong thơ ca. Khi ngắm trăng tâm hồn của con người được thành thơi hay dùng những lời hay nhất để ca ngợi vẻ đẹp của trăng nhưng bối cảnh lúc bấy giờ công việc của cuộc kháng chiến bề bộn mà tâm hồn của Bác vẫn mở rộng để thưởng ngoạn vẻ đẹp của trăng. Mở đầu bài thơ Bác có viết:

''Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên''

Câu thơ giống như một lời thông báo nhưng đọc ngẫm nghĩ người đọc như có cảm giác mình đang đứng trước vẻ đẹp của một đêm trăng rằm tháng giêng - tháng đầu tiên của một năm. Cụm từ: ''nguyệt chính viên'' gợi cho người đọc hình dung ra một cảnh tượng với không gian bao la bát ngát của một đêm trăng rằm.Vầng trăng tròn tỏa ra một thứ ánh sáng mát dịu chiếu xuống vạn vật. Vẻ đẹp của đêm trăng rằm được Bác Hồ miêu tả bằng những đường nét tinh tế và những tầng lớp trong không gian.

''Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên''

Đọc câu thơ người đọc thấy được 3 tầng lớp không gian ''sông - nước - trời''. Cái hay là Bác đã sử dụng điệp từ ''xuân'' khiến cho sức sống mãnh liệt như trào dâng lên toàn bộ cảnh vật Ánh trăng trên bầu trời chiếu xuống dòng sông khiến cho nước nước tràn đầy ánh trăng và còn làm cho dòng sông và bầu trời không có ranh giới. Tạo ra một bức tranh đẹp đẽ thơ mộng đầy lãng mạn .Qua đó người đọc cảm thấy tâm hồn Bác mở rộng để giao cảm với thiên nhiên cảnh vật. Trong không gian của sông nước đẹp đẽ thơ mộng ấy Bác cùng các chiến sĩ đang

''Yên ba thâm sứ đàm quân sự''

Cụm từ ''yên ba thâm xứ'' được hiểu là nơi sâu thẳm của khói sóng. Người đọc có cảm giác được trở về nơi cõi tiên nhưng thật bất ngờ là Bác lại bàn việc quân sự ở Lúc này bác là người lãnh đạo chỉ huy, việc quân sự ấy chắc hẳn rất bí mật quan trọng, việc quân sự ấy còn hé lộ mở tấm lòng nặng tình với non sông đất nước. Khi công việc bàn xong, con thuyền cách mạng trở về thật đẹp:

''Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.''

Con thuyền Cách mạng đang đi trên con đường tràn ngập Trăng đẹp đẽ vô ngần trên con thuyền Qua đó người đọc thấy được hình dung được phong thái ung dung của Bác. Bác như một thi sĩ luôn rộng mở tâm hồn để tận hưởng vẻ đẹp lãng mạn của trăng. Con thuyền đi trên dòng sông lãng mạn ấy còn như hứa hẹn biết bao niềm vui của cuộc kháng chiến.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thể hiện rõ ràng hoa bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại. Cổ điển ở đề tài thiên nhiên, núi rừng, trăng. Nét hiện đại thể hiện ở tư tưởng, cốt cách bên trong đó là tâm hồn yêu nước của Bác. Đọc bài thơ Nguyên Tiêu người đọc cảm thấy tự hào trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác như trang yêu nước sự thống nhất trong tâm hồn của Bác chiến sĩ - thi sĩ chất thép - chất tình trong thơ của Bác.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Có lẽ ... Yêu 1 người .....
Xem chi tiết
Cathy Trang
Xem chi tiết
Ngô Anh Dũng
Xem chi tiết
:)))
Xem chi tiết
Khanh Tuong Le
Xem chi tiết
thanh tuyen Nguyen
Xem chi tiết