Tử nguyễn thiếp có nói rằng:” Học rộng rồi tóm lại cho gọn ,theo đạo học mà làm “ có ý nghĩa khách quan là lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi, điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành; trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sách cũ kĩ. Em cảm thấy tâm đắc với lối học cần cù ,chăm chỉ ,không vì lối học cầu danh hám lợi,học phải đi đôi với hành ,
Lập luận để trình bày ý kiến: Hiện nay nước ta có tỉ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá cao, không thua kém các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Học phải đúng cách thì mới có thể kết hợp với “ hành” để đạt hiệu quả cao nhất.Giỏi lí thuyết không vẫn chưa đủ. Nếu không ứng dụng những gì đã học vào cuộc sống thì chẳng phải ta đã học một cách vô ích? Không phải tự nhiên mà một chiếc máy bay có thể bay được. Đó là kết quả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉm thành công có, thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ không nhụt chí, “ thất bại là mẹ thành công”. Sau khi thất bại, không nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi “ Tại sao mình thất bại?” để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo , ứng dụng lí thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười với chúng ta. Tuy nhiên, từ lí thuyết đến thực hành là cả một đoạn đường dài, không phải cứ giỏi lí thuyết là làm được tất cả. Cuộc sống là con đường không phải lúc nào cũng trải đầy thảm đỏ và hoa hồng, muốn đi được trên đó , ta phải trả bằng mồ hôi, nước mắt và đôi khi phải trả bằng máu. Đôi khi qua thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hổng của những giả thiết tưởng chừng là đúng. Đối với học sinh chúng ta, bài tập về nhà là một cách kiểm tra lại kiến thức đã học trên lớp. Vì thế, hãy vui vẻ làm tất cả bài tập. Đó là cơ sở để xây dựng một tương lai tươi sáng cho riêng mình.
“Học đi đôi với hành”
Em hiểu nguyên lí giáo dục này như sau: Đây là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.
Học luôn đi đôi với hành: Nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.