Câu 2 :
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Nước ta trải dài trên 15 vỹ tuyến từ 8034/ B đến 23023/ B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, mỗi năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai hần nên nhận được một lượng nhiệt lớn, vì thế có khí hậu nhiệt đới.
- Nước ta tiếp giáp với Biển Đông . Biển Đông mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.
- Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á , hàng năm nước ta chịu sự tác động của hai loại gió mùa : đông bắc và tây nam.
-Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ/năm,nhiệt độ luôn đạt >21 độ C, độ ẩm trong 80%.
Chính vì những lẻ đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 3 :
* Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
- Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km.
- Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3
- Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
3.
Đặc điểm:
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
– Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
– 93% các sông nhỏ và ngắn.
– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.
– Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
– Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
– Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.
Câu 1 :
-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa khá đa dạng.
+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,…)
1.
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
* Địa hình nước ta rất đa dạng.
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
– Đồng bằng lớn:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực
– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….
Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.
– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.
2.
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
– Nhiệt độ trung bình năm cao > 21oC.
– Bình quân 1m2 nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.
– Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm
– Một năm có 2 mùa gió:
+ Gió mùa đông: lạnh, khô.
+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.
– Lượng mưa trung bình năm lớn trên 1500mm/năm.
– Độ ẩm không khí > 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.
Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường
– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
* Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
* Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
– Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
– Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
+ Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.
4.
Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
+ Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
+ Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
+ Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
– Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.
Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
– Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.
+ Nhiệt độ cao > 25oC
+ Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.
– Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
5. Các hệ thống sông chính ở nước ta :
+Sông ngòi Bắc Bộ
Hệ thống sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, Bằng Giang, Kì Cùng, sông Mã.
Sông ngòi Trung Bộ
Hệ thống sông chính: sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng.
Sông ngòi Nam Bộ
Hệ thống sông chính: sông Đồng Nai, sông Cửu Long