Câu 1: phân biệt
-Thấu kính hội tụ
+Vật liệu trong suốt
+Phần rìa mỏng hơn phần giữa
+Ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật
+Chiếu chùm tia tới song song đến thấu kính thu chùm tia ló hội tụ tại một điểm
- Thấu kính phân kì
+Làm bằng vật liệu trong suốt
+Phần rìa dày hơn phần giữa
+Chiếu chùm tia tới song song đến thấu kính thu chu f tia ló loe rộng ra
Câu 1: (bổ sung thêm):
Thấu kính hội tụ | Thấu kính phân kì |
Có thể cho ảnh ảo hoặc ảnh thật | Cho ảnh ảo |
Ảnh có thể lớn hơn hoặc bé hơn vật | Ảnh luôn bé hơn vật |
Câu 1:
1, Thấu kinh hội tụ
a. Khái niệm
Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, giới hạn bởi 2 mặt cầu hoặc 1 mặt phẳg và 1 mặt cầu. Thấu kính hội tụ cũng là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua kính sẽ được hội tụ tại 1 tâm, nhất định tùy theo hình dạng của thấu kính.
b. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
– Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
– Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự, tức là ảnh thật nằm ngay ở tiêu điểm F
– Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
– Khi khoảng cách từ vật đến thấu kinh bằng với tiêu cự: ảnh thật, ở rất xa thấu kính.
2, Thấu kính phân kỳ
a. Khái niệm
Thấu kính phân kỳ là thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa, chùm tia sáng song song sau khi đi qua thấu kính sẽ bị phân tán ra.
b. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
Đối với 1 thấu kính phân kỳ:
– Vật đặt tại mọi vị trí trước thấu kính luon cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự d’ của thấu kính.
– Vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự, tức là ảnh ảo nằm ngay ở tiêu điểm F.
3, Sự khác nhau cơ bản
– Thấu kính hội tụ ảnh ảo lớn hơn vật và xa thấu kính hơn vật
– Thấu kính phân kỳ ảnh ảo nhỏ hơn vật và gần thấu kính hơn vật
Câu 2:
Giống nhau: Tia tới qua quang tâm luôn truyền thẳng không đổi hướng. + Khác nhau:
Thấu kính hội tụ | Thấu kính phân kì |
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm | - Tia tới đi song song với trục chính thì cho tia ló có phần kéo dài đi qua tiêu điểm |
- Tia tới đi qua tiêu điểm thì cho tia ló song song với trục chính | - Tia tới có phần kéo dài đi qua tiêu điểm thì cho tia ló song song với trục chính |