Câu 1. Những chuyển biến cơ bản của xã hội nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Những biến chuyển về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI
THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC |
THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ |
Vua |
Quan lại đô hộ |
Quý tộc |
Hào trưởng Việt - Địa chủ Hán |
Nông dân công xã - Nông dân lệ thuộc |
Nông dân công xã |
Nô tì |
Nô tì |
Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
Câu 2.
- Giống nhau:
+ Đều thi hành các chính sách bóc lột nặng nề bằng tô, thuế, lao dịch và nộp cống (sản vật quý, sản phẩm thủ công, thợ khéo tay).
+ Thực hiện chính sách cai trị thâm độc: chia để trị, biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc, đồng hoá dân tộc (tiếp tục đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cùng người Việt).
- Khác nhau:
Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các chính quyền đô hộ đã đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện vì sợ nhân dân ta tiếp tục nổi dậy, đồng thời muốn bóc lột và đàn áp nhân dân ta tàn bạo hơn, cai quản chặt chẽ hơn.