Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) được kí kết trong hoàn cảnh:
- Ngày 23-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hòa. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Định Tường (12-4-1861), Biên Hòa (18-12-1861), Vĩnh Long (23-3-1862).
- Nhân dân ta vẫn tiến hành cuộc kháng chiến quyết liệt. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy,… chiến đấu rất anh dũng, lập nhiều chiến công.
- Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) làm nức lòng quân dân ta.
- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).
Hiệp ước này có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
Sau khi nhận ra sự thua thiệt của mình, và nghe thấy sự bất bình của sĩ dân miền Nam; nên song song với việc điều quân đi trấn áp các cuộc nổi dậy ở đất Bắc, triều đình Tự Đức cũng lên kế hoạch khẩn trương để đi chuộc đất, nhưng không thành công
Đối với sĩ dân Nam Kỳ, kể từ sau hòa ước này, ngọn cờ chống thực dân Pháp xâm lược đã chuyển hẳn sang tay nhân dân, lần lượt từ ba tỉnh miền Đông sang ba tỉnh miền Tây (mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định), rồi từ Nam ra Bắc, tạo thành nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam hồi nửa sau thế kỷ 19
Câu 2: Khi thực dân Pháp xâm lược “lục tỉnh Nam Kì” , triều đình nhà Nguyễn và nhân dân Nam Kì có phản ứng khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện như thế nào?
Triều đình:
-Sau khi kí Hiệp ước, triều đình ra lệnh cho nghĩa quân lui binh, giải tán phong trào kháng chiến, hạ khí giới nạp cho Pháp.
-Triều đình bước đầu trả chiến phí cho Pháp, cử phái đoàn sang Pháp thương thuyết chiến ba tỉnh miền Đông nhưng thất bại.
-Tăng tô thuế, đàn áp khởi nghĩa nông dân mà lẽ ra phải chỉnh đôn nội trị, bồi dưỡng sức dân, đoàn kết nhân dân kháng chiến.
Thời kì của nhà Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây.
Nhân dân
Từ phong trào ứng nghĩa chuyển thành phong trào tự động kháng chiến sôi nổi khắp lục tỉnh, nghĩa quân kiên quyết bám đất, bám dân phản kháng quyết liệt bản Hiệp ước 1862, nổi bật nhất là hoạt động của nghĩa qụân Trương Định.
- Một sô sĩ phu văn thân yêu nước ỏ miền Đông thể hiện thời kì bất hợp tác với địch, không chấp nhận Hiệp ước 1862 bằng phong trào "tị địa".