Câu 1: Nêu nhạn xét chung về phát yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Câu 2: Vào nửa cuối thế kỉ XIX, vì sao các quan lại và sỹ phu lại đưa ra các đề nghị cải cách ?
lí do cơ bản nào các đề nghị cải cách không được thực hiện?
Câu 3: vào nửa cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thực dân Pháp thi hành chính sách gì về kinh tế, văn hóa - giáo dục ở Việt Nam ?
p/s: bạn ơi làm nhanh hộ mình, cảm ơn bạn nhiều
1Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
- Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...
2Các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách vì:
- Đất nước đang trong tình trạng nguy khốn (Pháp mở rộng xâm lược; triều đình bảo thủ, lạc hậu: kinh tế kiệt quệ ; mâu thuẫn xã hội gay gắt...).
- Xuất phát từ lòng yêu nước.
- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu - Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây.
1.Diễn ra sôi nổi ở nhiều vùng miền trên cả nước, song chưa có đường lối rõ ràng, lực lượng chênh lệch khâu tổ chức bộ máy lãnh đạo chưa thực sự chặt chẽ, hình thức đấu tranh mới chỉ dừng lại ở việc tấn công nhỏ lẻ chưa có sự lien kết giữa các tổ chức đấu tranh với nhau, thiếu lực lượng đầy đủ năng lực, khủng hoảng đường lối, ngọn cờ Cần Vương lạc hậu.
3. kinh tế :
* Nông nghiệp : cướp đoạt ruộng đất của nông dân , bóc lột nông dân bằng địa tô . * Công nghiệp : + Khai thác mỏ ( than, kim loại…) để xuất khẩu . + Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa… * Thương nghiệp : độc chiếm thị trườngViệt Nam ,về nguyên liệu và thu thuế . * Giao thông vận tải :được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. * Đặt nhiều loại thuế , bắt phu. văn hóa - giáo dục : * Giai đọan đầu , duy trì nền Hán học cũ . * 1905 cải cách giáo dục , mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp. + Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ . + Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán ,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp . + Trung học ở tỉnh học chữ Hán , chữ Quốc Ngữ , chữ Pháp bắt buộc .