Câu 1 : Nêu các thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây? Thành tựu nào được sử dụng đến ngày nay.
Câu 2 : Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
Câu 3 : Hãy trình bày những nét chính về đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Lang. Em có nhận xét gì về vật chất đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
Câu 4 : Neu tổ chức bộ máy Âu Lạc. So Sánh Âu Lạc với Văn Lang
Câu 1 : Nêu các thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây? Thành tựu nào được sử dụng đến ngày nay.
=> Phương Đông:
- Lịch và thiên văn học:
Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có tác dụng ngay đôi với việc gieo trồng
- Chữ viết
+ Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
+ Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại
- Toán học:
+ Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học,... phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ,...
- Kiến trúc:
+ Hàng loạt công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lí trường thành,...
+ Các công trình này thường đồ sộ, thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế. Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
=> Phương Tây:
- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
- Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...
- Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
Câu 2 : Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
=> Điều kiện từ nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
Câu 3 : Hãy trình bày những nét chính về đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Lang. Em có nhận xét gì về vật chất đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
Nơi ở: Phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền bay, máy tròn hình mui thuyền được làm bằng tre, nứa, gỗ. Thức ăn: Cơm tẻ, cơm nếp, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị. Mặc: Nam đóng khố, mình trần đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực. Phong tục: Nhuộm răng ăn trầu, Làm bánh chưng, bánh giầy, Thờ cúng các lực lượng thiên nhiên… Lễ hội: Trai gái ăn mặc đẹp, tổ chức ca hát, nhảy múa, đua thuyền, giã gạo… Tín ngưỡng: Thờ cúng: núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng.Câu 4 : Nêu tổ chức bộ máy Âu Lạc
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc:
So Sánh Âu Lạc với Văn Lang
* Giống nhau:
- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
* Khác nhau:
Nội dung |
Nhà nước Văn Lang |
Nhà nước Âu Lạc |
Kinh đô |
Bạch Hạc (Phú Thọ). |
Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). |
Quân đội |
Chưa có. |
Bộ binh, thủy binh, trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ. |
Thành quách |
Chưa có. |
Thành Cổ Loa. |
Quyền lực của vua |
Chưa cao. |
Cao hơn, tập trung hơn. |
Phân hóa xã hội |
Chưa có sự phân hóa sâu sắc. |
Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn. |
giúp mình với đi mai mình phải thi Sử rồi khocroi