Chương I. Khái quát về cơ thể người

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Hoàng

câu 1: nên những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?

câu 2: mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?

câu 3: trình bày quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày?

câu 4: tóm tắt quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào?

Công chúa ánh dương
23 tháng 12 2017 lúc 20:42

Câu 1: Những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh là :

- Ngồi học đúng tư thế , không cong vẹo .

- Mang vật đồ vật đều cả 2 vai,tay .

- Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân .

Câu 2:

Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.Vai trò: thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
Công chúa ánh dương
23 tháng 12 2017 lúc 20:45

Câu 3: -Biến đổi lí học:các hoạt động tham gia:tiết dịch vị và sự co bóp của dạ dày.Các thành phần tham gia hoạt động:tuyến vị và các lớp cơ.Tác dụng của hoạt động:Hòa loãng thức ăn,đảo thức ăn thấm đều dịch vị
-Biến đổi hóa học:các hoạt động tham gia:hoạt động của enzim pepsin.Các thành phần tham gia hoạt động:enzim pepsin.Tác dụng của hoạt động:phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn.

Câu 4: Sự trao đổi khí ở phổi

Ở phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu qua màng phế nang và màng mao mạch bao quanh phế nang.
Từ phân tích thành phần khí, người ta xác định được phân áp (áp suất riêng) của O2 và CO2 của không khí trong phế nang và trong máu tĩnh mạch đến phổi, trong máu động mạch đến mô và trong mô.
phân áp O2 trong phế nang cao hơn trong mao mạch phổi nên theo quy luật khuêch tán thẩm thấu, O2 hoà tan trong lớp thành ẩm ướt của phế nang được khuếch tán qua lớp biểu mô và thành mao mạch phổi để vào máu. Còn phân áp CO2 trong mao mạch phổi lại cao hơn trong phế nang, nên CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang. Sau khi vào mao mạch, O2 kết hợp với Hb, biến máu từ đỏ thẫm (nghèo O2) thành máu đỏ tươi (giàu O2) để vận chuyển về tim, rồi từ đó đến các bộ phận cơ thể.
Tốc độ khuếch tán của CO2 nhanh gấp 25 lần so với O2.

Ở phổi, do áp suất CO2 thấp nên KHCO3 giải phóng thành H2CO3 ; H2CO3 bị thuỷ phân thành H2O và CO2.
Cùng với sự thuỷ phân nhanh của HbCO2, CO2 cùng hơi nước khuếch tán ra ngoài phế nang và cuối cùng được thoát ra ngoài.

Sự trao đổi khí ở tế bào:
Nồng độ o xy trong tế bào thấp hơn và nồng độ cacbonic trong tế báo cao hơn so với nồng độ các chất khí tương ứng có trong máu của các mao mạch tế bào.--> OXy Khuyếch tán từ máu vào tế bào và cacbonic khuyếch tán từ tế bào vào máu.


hệ tuần hoàn lấy O2 từ các phế nang để vận chuyển tới tế bào và lấy CO2 từ tế bào tới phổi để hệ hô hấp thải ra ngoài.
Hai chu trình luân phiên nhau, liên tục. Nếu một trong hai ngừng thì cơ thể không tồn tại. Không có trao đổi khí ở tế bào thì cơ thể không cần nhu cầu lấy O2 (vì thực chất tế bào là nơi chi dùng dinh dưỡng,O2 và là nơi tạo ra các sản phẩm phân hủy như CO2, các chất thải mà tế bào không xài thì O2 dư nên cơ thể không có nhu cầu lấy thêm; mặt khác quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng ngay bên trong tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động) mà như vậy thì các chất dinh dưỡng sẽ không được oxi hóa (quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng) do đó không có năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Ở mô, các tế bào luôn xảy ra quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ, nên hàm lượng O2 thấp hơn và hàm lượng CO2 cao hơn nhiều so với trong máu động mạch đến mô.
hất khí khuyếch tán từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp thấp. Sự chênh lệch phân áp của mỗi nơi sẽ qui định chiều di chuyển của chất khí.
Ở bảng trên, ta thấy phân áp O2 trong động mạch đến mô cao hơn ở bào chất, nên O2 khuếch tán từ máu động mạch sang bào chất của mô. Còn CO2 lại khuếch tán từ bào chất sang máu động mạch cho đến khi cân bằng phân áp O2 và CO2 giữa máu và dịch gian bào. Kết quả làm máu từ đỏ tươi (giàu O2) thành máu đỏ thẫm (giàu CO2), theo tĩnh mạch về tim.


do áp suất CO2 rất cao, nên CO2 khuyếch tán qua màng tế bào hồng cầu, CO2 kết hợp với H2O tạo thành H2CO3 nhờ chất xúc tác cacbonidraza trong hồng cầu. Sau đó H2CO3 phân ly thành H+ và HCO3- , HCO3- lại khuếch tán ra ngoài huyết tương và kết hợp với Na+ tạo thành NaHCO3, rồi thành KHCO3

H2CO3 + K.Hb => KHCO3 + HHb

Chúc Nguyễn
23 tháng 12 2017 lúc 21:02

Câu 1:

- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

- Ngồi đúng tư thế

- Làm việc vừa sức

- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao

Câu 2:

- Vòng tuần hoàn nhỏ: tâm thất phải ➝ động mạch phổi ➝ mao mạch phổi: nhận O2 và thải CO2 ➝ tâm nhĩ trái ➝ tâm thất trái

- Vòng tuần hoàn lớn: tâm thất trái ➝ động mạch chủ (trên, dưới) ➝ mao mạch các cơ quan: nhận CO2 và thải O2 ➝ tĩnh mạch ➝ tâm nhĩ phải ➝ tâm thất phải

Câu 3:

a. Biến đổi lí học:

- Tiết dịch vị ➝ làm loãng thức ăn

- Co bóp dạ dày ➝ đảo trộn, làm nhuyễn thức ăn

b. Biến đổi hóa học:

Protein \(\xrightarrow[pepsin]{enzim}peptit\)

Gluxit\(\xrightarrow[amilaza]{enzim}glucozo\)

Lipit, axit nucleic: ko biến đổi gì

⇒ Tiêu hóa ở dạ dày biến đổi về mặt lí học là chủ yếu

- Thức ăn xuống ruột non theo từng đợt

Câu 4:

- Trao đổi khí ở phổi: O2 có nồng độ cao ở phế nang khuếch tán vào máu. CO2 ở máu khuếch tán vào phế nang


Các câu hỏi tương tự
pc hue
Xem chi tiết
Simmling
Xem chi tiết
CHU VĂN AN
Xem chi tiết
Lê Hà Ny
Xem chi tiết
Lê Thành Đạt
Xem chi tiết
Hana
Xem chi tiết
Đỗ Thị Mai Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Huy
Xem chi tiết
tiến Sỹ
Xem chi tiết