Bài 21. Nhiệt năng

Trần Quốc Tuấn

Câu 1: Một người ra sức đẩy chiếc xe như hình 1, nhưng do chiếc xe quá nặng nên người này không dịch chuyển được chiếc xe. Hỏi lực đẩy của người này có sinh công không? Vì sao?
Từ đó, hãy viết công thức tính công cơ học cho trường hợp khi lực tác dụng làm vật dịch chuyển quãng đường theo phương của lực. Cho biết tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Câu 2: Phát biểu định luật về công. Nêu một ví dụ minh họa.

Câu 3: Con lắc dao động như hình 2. Biết con lắc có độ cao lớn nhất ở A và C, thấp nhất ở vị trí cân bằng B.
a) Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi con lắc đi từ A đến B, đi từ B đến C?
b) Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất?
Câu 4: Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Mỗi cách nêu 1 ví dụ. Câu 5: Hãy giải thích vì sao ruột xe đạp được bơm căng, sau một thời gian vẫn xẹp dần dù ruột xe không bị thủng?
Câu 6:
a) Một đầu tàu hỏa A kéo các toa xe chuyển động đều với lực kéo có độ lớn là 5000 N, làm các toa xe đi được quãng đường dài 3000 m. Tính công của lực kéo của đầu tàu hỏa A.
b) Một đầu tàu hỏa B đã thực hiện một công bằng 9 000 000 J để kéo các toa xe khác chuyển động đều với vận tốc 36 km/h trong thời gian 10 phút.
- Tính công suất của đầu tàu hỏa B.
- Tính lực kéo của đầu tàu hỏa B tác dụng lên các toa tàu.

❤ ~~ Yến ~~ ❤
8 tháng 5 2020 lúc 7:32

Câu 1: Một người ra sức đẩy chiếc xe như hình 1, nhưng do chiếc xe quá nặng nên người này không dịch chuyển được chiếc xe. Hỏi lực đẩy của người này có sinh công không? Vì sao?
Từ đó, hãy viết công thức tính công cơ học cho trường hợp khi lực tác dụng làm vật dịch chuyển quãng đường theo phương của lực. Cho biết tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.

Không, vì người đó không làm chiếc xe di chuyển.

Công thức tính công cơ học:

A=F.s

A là công của lực ( J )

F là lực tác dụng ( N )

s là quãng đường vật dịch chuyển ( m )

Câu 2: Phát biểu định luật về công. Nêu một ví dụ minh họa.

Định luật: Không máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

VD: Một người chạy bộ nếu chạy nhanh thì quãng đường chạy được ngắn , chạy chậm thì quãng đường chạy được dài.

Câu 4: Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Mỗi cách nêu 1 ví dụ.

Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là

-Thực hiện công . VD: Xoa hai bàn tay vào nhau thấy bàn tay nóng lên

-Truyền nhiệt.. VD: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh nhiệt năng của miếng đồng giảm còn nhiệt năng của nước tăng.

Câu 5: Hãy giải thích vì sao ruột xe đạp được bơm căng, sau một thời gian vẫn xẹp dần dù ruột xe không bị thủng?

Vì giữa các phân tử ruột xe đạp luôn có khoảng cách, nên khí trong ruột xe ( do chuyển động hỗn loạn không ngừng ) len lỏi vào các khoảng trống này và tuồn ra ngoài. Do vậy dù không dùng nhưng sau một thời gian vẫn xẹp dần dù ruột xe không bị thủng.

Câu 6:
a) Một đầu tàu hỏa A kéo các toa xe chuyển động đều với lực kéo có độ lớn là 5000 N, làm các toa xe đi được quãng đường dài 3000 m. Tính công của lực kéo của đầu tàu hỏa A.

Tóm tắt:

F=5000N

s=3000m

A=?

Giải

Công của lực kéo của đầu tàu hỏa A:

A=F.s= 5000.3000=15000000(J)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Minh Khoi
Xem chi tiết
Phan Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
ngoc an
Xem chi tiết
Chira Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Quỳnh Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Quỳnh Giang
Xem chi tiết
thuyy ngaa
Xem chi tiết
le viet cuong
Xem chi tiết
Phạm Thị Phương Huỳnh
Xem chi tiết