Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Thí nghiệm Brown

Năm 1927 nhà thực vật học người Anh Robert Brown khi quan sát qua kính hiển vi các hạt phấn hoa trong nước đã phát hiện thấy chúng không phải là những cơ thể sống nhưng lại chuyển động hỗn loạn không ngừng về mọi phía. 

Lúc bấy giờ người ta không giải thích được chuyển động kì lạ của các hạt phấn hoa này.

Người ta cũng quan sát được chuyển động tương tự của các hạt bụi than trong rượu, các hạt khói bụi trong không khí,...

Chuyển động không ngừng của các hạt rất nhỏ (đường kính cỡ μm) trong chất lỏng hay chất khí được gọi là chuyển động Brown.

II. Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng

Năm 1905, nhà vật lí người Đức Albert Einstein mới nêu lên được lí thuyết giải thích chính xác, đầy đủ chuyển động Brown và đến năm 1908 người ta mới thực hiện được các thực nghiệm xác nhận lí thuyết của Einstein.

Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brown là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn loạn không ngừng. Trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm với các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng.

III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ

❓ Quan sát mô phỏng sau và nhận xét

@2391533@

Nhiệt độ càng cao, chuyển động của các phân tử, nguyên tử càng nhanh. 

Vì chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.

IV. Vận dụng

Thí nghiệm: Thả một viên thuốc tím vào một cốc nước và quan sát.

Sau một thời gian thấy thuốc tím tan vào trong nước, mặt phân cách giữa hai chất lỏng mờ dần rồi mất hẳn, tạo thành dung dịch có màu tím.

Hiện tượng trên gọi là hiện tượng khuếch tán.

@2391606@@2391695@