Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
chi vũ

Câu 1: -Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

-Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Dựa vào 2 câu thơ trên, cùng với sự hiểu biết của em về văn bản này hãy viết 1 đoạn văn khoảng 1 câu theo cách diễn dịch trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp, câu phủ định, phép lặp, khởi ngữ để làm rõ điểm giống nhau và khác nhau trong cách tả nhân vật này của Nguyễn Du.(gạch chân, chú thích)

Câu 2: Có một bạn học sinh đã chép sai từ "hờn" thành từ "buồn" trong những câu thơ đó. Theo em, việc chép sai từ như thế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ý thơ ?

Huyền Anh Kute
1 tháng 8 2019 lúc 9:08

Câu 2:

- Giải thích:
+ Từ “buồn” chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
+ Từ “hờn” chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đố kị.
- Khẳng định:
+ Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
+ Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ ( ghen phải đi với hờn ) .
+ Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.

Good luck!

B.Thị Anh Thơ
1 tháng 8 2019 lúc 9:40

- Giải thích:
+ Từ “buồn” chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
+ Từ “hờn” chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
- Khẳng định:
+ Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
+ Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Khônhg thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ ( ghen phải đi với hờn)
+ Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 8 2019 lúc 11:04

Câu 1 :

Gợi ý :

Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Vân. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyen Ngân
Xem chi tiết
h.uyeefb
Xem chi tiết
Pikachuuuu
Xem chi tiết
Lios
Xem chi tiết
Chi Le
Xem chi tiết
_Banhdayyy_
Xem chi tiết
Kiều Thị Diễm Quỳnh
Xem chi tiết