Câu 1 :Khối thị trường chung Méc-cô- xua được thành lập khi nào, với mục đích gì?
Câu 2: Trình bày đặc điểm hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?
Câu 3 : Đọc đoạn thông tin sau:
Theo tính toán, nền công nghiệp khổng lồ của Mỹ hàng năm thải ra môi trường khoảng 2,81 triệu tấn hoá chất độc hại. Tuy có giảm về lượng so với trước, nhưng chúng ngày càng mang nhiều độc tính hơn và khó phân huỷ trong môi trường hơn.
Hoá chất thải ra từ các cơ sở công nghiệp đều có tác động không tốt đối tới sức khoẻ người dân. Chúng là nguyên nhân của các căn bệnh ung thư, thần kinh và khả năng sinh sản. Hàng năm, EPA ( các tổ chức bảo vệ môi trường) đều có các bản báo cáo về môi trường trong nước. Theo các báo cáo này, mức độ ô nhiễm của nước Mỹ đều có xu hướng tăng về sự nguy hại. Mặc dù lượng chất thải có giảm nhẹ, nhưng các thành phần hợp chất của số chất thải đó lại trở nên nguy hiểm hơn.
( Trích: “Báo mới” tháng 9 năm 2017)
Đoạn thông tin trên cho thấy hạn chế nào trong sản xuất công nghiệp ở Bắc Mĩ? Qua đó, em rút ra bài học gì đối với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp Việt Nam?
Câu 4 : Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)được thành lập khi nào, với mục đích gì?
Câu 5 : Đặc điểm địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác so với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ?
Câu 6 :Vấn đề khai thác rừng Amadon?
Câu 7: Trình bày sự phân hoá của khí hậu Bắc Mĩ? Giải thích sự phân hoá đó?
Câu 8 : Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu của khu vực Nam Phi? Giải thích tại sao Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng Nam Phi có khí hậu ẩm và dịu hơn Bắc Phi?
Câu 1:Năm 1991, các nước Bra-xin. Ac-hen-ti-na, U-ru-guay và Pa-ra-guay đã thống nhất cùng nhau hình thành một thị trường chung để tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. Đó là cơ sở để hình thành Khối thị trường chung Mec-cô-xua.
Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.
Câu 2:Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang
Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.
Hạn chế
-Nhiều nông sản có giá trị cao bị cạnh tranh trên thị trường
-Việc sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu đã ảnh hưởng tới môi trường.
-giá lao động ngày càng tăng năng suất cạnh tranh yếu .
Theo em,em đã thấy được những hạn chế không nhỏ ở công nghiệp Việt Nam giống như Băc Mĩ,em đã rút ra được bài học là phải cố gắng khắc phục sai sót đó.
Câu 4:Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (tiếng Anh: North American Free Trade Agreement; viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12 tháng 8 năm 1993, hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994.
Câu 5:
Địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ:
- Giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính, phân bố như nhau từ Tây sang Đông: núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên.
- Khác nhau: Ở Bắc Mĩ hệ thống Cóođie và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở lục địa Nam Mĩ, hệ thống Anđét cao và độ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống Cóocđie ở Bắc Mĩ.
Câu 6:
Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.
Câu 7:sự phân hóa của Băc Mĩ là
Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.
Câu 8:
Khu vực Trung Phi
- Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm xanh quanh năm chiếm diện tích lớn. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, quanh năm nhiều nước ; lớn nhất là sông Công-gô.
Dựa vào bản đồ Châu Phi ta thấy, rõ ràng phần lớn diện tích Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu lại có sự khác nhau. Ở Bắc Phi khí hậu có phần nóng và khô hơn còn ngược lại ở Nam Phi lại ẩm và dịu hơn.
Sở dĩ như vậy là do Nam Phi có diện tích nhỏ hơn nhưng lại ba mặt tiếp giáo với biển nên đại bộ phận lãnh thổ Nam Phi ít nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của biển.
Ngoài ra, ở Nam Phi còn có các dòng biển nóng chạy ven biển, gió đông nam thổi từ đại dương vào nên đất liền nhận được lượng mưa tương đối lớn, từ đó khí hậu ẩm hơn và dễ chịu hơn.
Chúc bạn học tốt!