Ôn tập học kì II

Dương Minh Việt Anh

Câu 1: -Kể tên các ngành thực vật đã học.Nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó

Câu 2:a)Phân biệt cây thuộc lớp một lá mầm và cây thuộc lớp hai lá mầm

b)Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Câu 3:a)Giải thích vì sao thức ăn để lâu dễ bị ôi thiu.Muốn giữ không bị ôi thiu ta làm như thế nào

b)Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng .

Thời Sênh
7 tháng 5 2018 lúc 19:55
Câu 1 : Các ngành đã học là: Tảo, Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín, Dương xỉ. Đặc điểm chung của các ngành là: - Ngành tảo: cơ thể chưa có thân lá rể, sống chủ yếu ở nước là chính. - Ngành rêu: đã có rễ giả, lá nhỏ, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử và sống ở những nơi ẩm ướt. - Ngành quyết: có rễ thật, lá đa dạng, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều môi trường khác nhau. - Ngành hạt trần: có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài, giửa trục nón và vẩy noãn. - Ngành hạt kín: là ngành thực vật tiến hoá nhất, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đều phát triển đa dạng, sinh sản bằng hoa-quả-hạt . - Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống nhiều nơi. Câu 2: P a) Phân biệt cây 1 lá mầm và 2 lá mầm: Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...
Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ... b) Để bảo vệ đa dạng thực vật, em phải làm: - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.. Câu 3: a) + Thức ăn: rau, quả, thịt, cá ... để lâu sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi thiu
+ Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu cần phải biết bảo quản thực phẩm như phơi khô, làm lạnh, ướp muối, ... b) Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.
Bình luận (0)
Hải Đăng
7 tháng 5 2018 lúc 20:19

Câu 3:a)Giải thích vì sao thức ăn để lâu dễ bị ôi thiu.Muốn giữ không bị ôi thiu ta làm như thế nào

b)Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng .

a) + Thức ăn: rau, quả, thịt, cá ... để lâu sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi thiu

+ Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu cần phải biết bảo quản thực phẩm như phơi khô, làm lạnh, ướp muối, ...

b) Phải tích cực trồng cây gây rừng vì:

- Vai trò của thực vật trong thiên nhiên:

+ Nhờ quá trình quang hợp, thực vật góp phần ổn định lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí.

+ Nhờ lá cây có khả năng ngăn bụi và khí thải độc hại do sản xuất và giao thông gây ra; 1 số cây tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh làm ô nhiễm môi trường.

+ Nhờ tác dụng của tán cây cản bớt ánh sáng và gió nên khí hậu được mát mẻ do nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng góp phần điều hòa khí hậu

+ Hạn chế ngập lụt, hạn hán. Bảo vệ nguồn nước ngầm.

+ Bộ rễ cây có tác dụng giữ đất; thân cây và tán cây cản bớt dòng chảy của lượng nước mưa, đất không bị rửa trôi nên giữ đất, chống được xói mòn, sụt lở.

Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người:

+ Thực vật cung cấp ooxxi và là thức ăn cho động vật và con người.

+ Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất, cây làm cảnh...cho con người.

+ Một số thực vật cũng gây hại cho động vật và con người.

- Nếu không có thực vật thì:

+ khí ôxi giảm, khí cacbônic tăng làm ảnh hưởng đến hô hấp của người và động vật, làm ô nhiễm môi trường.

+ lượng khí cacbônic tăng góp phần làm tăng nhiệt độ môi trường. Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ khí hậu nóng, khô làm nhiệt độ trái đất tăng cao.

+ Gây ngập lụt, mất nguồn nước ngầm, gây hạn hán.

+ Đất mặt bị rửa trôi, chất màu mỡ bị mất làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

+ Mất nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở của dộng vật.

+ Mất nguồn cung cấp sản phẩm và nguyên liệu cần cho đời sống và sản xuất của con người.

Câu 2:a)Phân biệt cây thuộc lớp một lá mầm và cây thuộc lớp hai lá mầm

b)Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng của thực vật

a) * Cây một lá mầm:

- Có dạng thân cỏ ( trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...
* Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...

b)

Ngăn chặn phá rừng Hạn chế khai thác thực vật quý hiếm Xây dựng vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn Cấm buôn bán và xuất khẩu các laoị quý hiếm Tuyên truyền giáo dục rộng rãi tro ng nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng

Câu 1: -Kể tên các ngành thực vật đã học.Nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó

- Các nghành thực vật đã học là: rêu, tảo, dương xỉ, hạt trần, hạt kín, quyết

* Đặc điểm chung:

Tên ngành Đặc điểm chung
Tảo

- Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào.

- Cấu tạo rất đơn giản.

- CÓ hai màu khác nhau và luôn có chất diệp lục.

- Hầu hết sống ở nước.

Rêu

- Đã có thân, lá.

- Cấu tạo đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.

- Sinh sản bằng bào tử.

- Chỉ sống được ở nơi ẩm ướt.

Quyết

- Đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn.

- Sinh sản bằng bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.

Hạt trần

- Thân gỗ, có mạch dẫn.

- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.

- Chưa có hoa và quả.

Hạt kín

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.

- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả ( trước đó là noãn hoàng nằm trong bầu là một ưu thế của các cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

- Môi trường sống đa dạng. Đây là ngành thực vật tiến hóa hơn cả.

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
8 tháng 5 2018 lúc 14:51

câu 2 :

a)

Đặc điểm Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm

- Kiểu rễ

- Kiểu gân lá

- Số cánh hoa

- Số lá mầm của phôi trong hạt.

- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong....

- Rễ cọc

- Gân hình mạng

- 5 hoặc 4 cánh hoa hoặc bội số của 5 hoặc 4

- 2 lá mầm

- 2 lá mầm

- Rễ chùm

- Gân hình song song, hình cung.

- 3 hoặc 6 cánh hoa

- 1 lá mầm

- Phôi nhũ

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
8 tháng 5 2018 lúc 14:50

câu 1

Tên ngành Đặc điểm chung
Tảo

- Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào.

- Cấu tạo rất đơn giản.

- CÓ hai màu khác nhau và luôn có chất diệp lục.

- Hầu hết sống ở nước.

Rêu

- Đã có thân, lá.

- Caai tạo đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.

- Sinh sản bằng bào tử.

- Chỉ sống được ở nơi ẩm ướt.

Quyết

- Đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn.

- Sinh sản bằng bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.

Hạt trần

- Thân gỗ, có mạch dẫn.

- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.

- Chưa có hoa và quả.

Hạt kín

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.

- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả ( trước đó là noãn hoàng nằm trong bầu là một ưu thế của các cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

- Môi trường sống đa dạng. Đây là ngành thực vật tiến hóa hơn cả.

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
8 tháng 5 2018 lúc 14:52

câu 2 :

b)

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
8 tháng 5 2018 lúc 14:55

câu 3 :

a) thức ăn bị ôi thiu là do nó không được bảo quản nên các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm cho chúng trở nên không ăn được nữa.

Tốt nhất là chúng ta mỗi khi ăn xong là phải đậy lại. Phần đến ngày hôm sau ăn thì đậy đĩa cho vào tủ lạnh. bảo quản khô ráo, đúng cách

b)Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hồ Ngọc Thiên Trúc
Xem chi tiết
ARMY 2k7
Xem chi tiết
Hoàng Bảo Châu .
Xem chi tiết
Thảo Vi
Xem chi tiết
Đô Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Conan hay Swort art onli...
Xem chi tiết
陈立农
Xem chi tiết
Kamado Nezuko
Xem chi tiết