1. Trình bày nơi sống, cấu tạo của rêu và dương xỉ. kể tên một số dương xỉ thường gặp.
2. Trình bày đặc điểm để phân biệt cây 1 lá mầm với cây 2 lá mầm
3. Đa dạng của thực vật là gì? Nêu một số biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật.
4. Thế nào là thực vật quý hiếm? Cho ví dụ.
5. nêu vai trò của nấm đối với đời sống của con người.
6 Vì sao thức ăn để ở ngoài qua một vài ngày sẽ bị ôi thiu hoặc bị mốc.
7. Khi muối dưa, người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ và 1-2 thìa đường để làm gì.
8. Vì sao khi đi trong rừng ta lại cảm thấy dễ chịu hơn khi đi ngoài đường phố.
1. Trình bày nơi sống, cấu tạo của rêu và dương xỉ. kể tên một số dương xỉ thường gặp.
Rêu: sống ở những nơi ẩm ướt; thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa
Dương xỉ: dù là thực vật bậc cao hơn cây rêu nhưng dương xỉ vẫn sống ở những nơi ẩm ướt; thân nằm ngang, rễ thật, lá có màu xanh, có cuống dài mặt dưới có nhiều đóm nhỏ. Lá non cuộn tròn ở phần đầu
Các loại dương xỉ thường gặp: Dương xỉ, rau bợ, lông cu li,...
2. Trình bày đặc điểm để phân biệt cây 1 lá mầm với cây 2 lá mầm
Đặc điểm | Cây Hai lá mầm | Cây Một lá mầm |
- Kiểu rễ - Kiểu gân lá - Số cánh hoa - Số lá mầm của phôi trong hạt. - Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong.... |
- Rễ cọc - Gân hình mạng - 5 hoặc 4 cánh hoa hoặc bội số của 5 hoặc 4 - 2 lá mầm - 2 lá mầm |
- Rễ chùm - Gân hình song song, hình cung. - 3 hoặc 6 cánh hoa - 1 lá mầm - Phôi nhũ |
3. Đa dạng của thực vật là gì? Nêu một số biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật.
Đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.Được biểu hiện và thể hiện bằng:
- Số lượng các loài và số lượng các cá thể của loài.
- Sự đa dạng của môi trường sống. Biện pháp: - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..
Liên hệ bản thân:
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.
4. Thế nào là thực vật quý hiếm? Cho ví dụ.
TV quý hiếm là những loài TV có giá trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức
vd: Cây nắp ấm Attenborough, Cây cọ "tự tử", Địa lan Tây Úc, Cây san hô,...
5. nêu vai trò của nấm đối với đời sống của con người.
*nấm có ích:-phân giải các chất hữu cơ thành vô cơ
-làm thức ăn
-chế biến thực phẩm len mem như muối cà , muối dưa
*có hại:-nấm kí sinh gây hại cho người và vật
-một số nấm khi ăn cho người dẫn đến tử vong
-nấm mốc làm hỏng thức ăn
6. Vì sao thức ăn để ở ngoài qua một vài ngày sẽ bị ôi thiu hoặc bị mốc.
Thức ăn của con người là nguồn chất hữu cơ, cũng là nguồn thức ăn của các vi sinh vật. Trong không khí có sẵn rất nhiều vi sinh vật (vi khuẩn, nấm). Nếu để thức ăn bên ngoài ở điều kiện bình thường, các vi sinh vật sẽ xâm nhập và phân hủy thức ăn tạo thành các chất đơn giản và có thải ra các khí H2S, CH4,.. gây mùi hôi,, thối (hoàn toàn giống như hiện tượng phân hủy các xác sinh vật).
Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu ( kể cả thức ăn chưa chế biến và đã chế biến) cần bảo quản và sử dụng thức ăn theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Bọc, gói, cho vào hộp đựng kín là cách hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật. Cho thức ăn vào tủ lạnh (ngăn mát hoặc ngăn đá) là tạo điều kiện nhiệt độ thấp để ức chế sự phát triển của vi sinh vật (vì vi sinh vật phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 - 40oC) (Tuy nhiên, để rau xanh và thức ăn lâu trong ngăn mát vẫn có thể bị thối vì một số vi sinh vật vẫn có thể hoạt động ở điều kiện lạnh).
7. Khi muối dưa, người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ và 1-2 thìa đường để làm gì.
1. Nước dưa cũ có chứa con vi khuẩn lên men cho dưa chua.2. Đường là thức ăn trực tiếp nuôi cho con vi khuẩn phát triển nhanh.
( Nếu mình nhớ không lầm thì con vi khuẩn này có tên là Mico derma Acetie )
3. Đổ ngập nước vì con vi khuẩn lên men này phát triển trong môi trường yếm khí. Còn trong môi trường khí lại thích nghi cho con vi khẩn khác có khả năng làm cho dưa bị đen và thối, hỏng dưa.
4. Phơi nắng làm cho dưa ấm lên thích hợp cho sự phát triển của con vi khuẩn nói trên.
8. Vì sao khi đi trong rừng ta lại cảm thấy dễ chịu hơn khi đi ngoài đường phố.
Chúng ta cảm thấy mát vì các lý do sau :
- Cây xanh thải ra một lượng hơi nước và ôxi lớn
- Ngoài ra các con suối nhỏ trong rừng còn thải ra một lượng hơi nước
Vì vậy nên ta cảm thấy mát, nhất là vào mùa hè