Soạn ngữ văn lớp 6

Minamoto Natsuko

Câu 1: Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về truyện Con Rồng cháu Tiên

Câu 1 (Trang 12 – SGK) Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Câu 2 (Trang 12 – SGK) Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Câu 3 (Trang 12 – SGK) Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?

Câu 4 (Trang 12 – SGK) Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Câu 1 (Phần Luyện tập -Trang 12) Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Câu 2 (Phần Luyện tập -Trang 12) Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Tại sao?

Câu 2: Tả cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết bằng một bài văn ngắn

Giúp mk nhanh nha! cảm ơn nhìu!!!

Diệu Huyền
8 tháng 9 2019 lúc 9:05

Câu 1 :

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

Câu 1 :

Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh: Lúc về già và đã đất nước đã thanh bình, Vua Hùng muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để truyền ngôi. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).

Câu 2

Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:

Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng, sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

Qua đó truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

Câu 3 :

Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:

Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.

Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:

Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. Thể hiện mong muốn sau khi lên ngôi, chàng sẽ phát triển nghề nông để mang lại ấm nó, thái bình cho dân.
Bình luận (0)
Diệu Huyền
8 tháng 9 2019 lúc 9:06

Câu 4

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta. Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (4)
Lynny Love
8 tháng 9 2019 lúc 9:10

Câu 1: Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về truyện Con Rồng cháu Tiên

Bài làm:

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

Câu 1 (Trang 12 – SGK) Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Bài làm: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh: Lúc về già và đã đất nước đã thanh bình, Vua Hùng muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để truyền ngôi. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).

Câu 2 (Trang 12 – SGK) Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Bài làm:

Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:

Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng, sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

Qua đó truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

Câu 3 (Trang 12 – SGK) Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?

Câu 1 (Phần Luyện tập -Trang 12) Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Bài làm:

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Bài làm:

Gợi ý

Có thể chọn chi tiết Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, tự tay làm bánh để dâng lên tổ tiên. Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục. Hoặc chi tiết cuộc thi tài, Lang Liêu được thần giúp đỡ. Chi tiết này thường gặp trong truyện dân gian, thể hiện mong ước của nhân dân lao động ở hiền gặp lành, khi gặp khó khăn luôn nhận được sự giúp đỡ. Bài làm:

Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:

Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.

Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:

Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. Thể hiện mong muốn sau khi lên ngôi, chàng sẽ phát triển nghề nông để mang lại ấm nó, thái bình cho dân. Bài làm:

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta. Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Bài làm:

Vậy là một mùa xuân nữa lại về. Trên khắp các nẻo đường, mọi người đều nô nức mua sắm, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy, cả nhà cùng nhau sum họp. Mẹ em đang gói những chiếc bánh chưng vuông vắn, một nét ẩm thực không thể thiếu trong ngày tết truyền thống củ dân tộc Việt Nam. Và chiếc bánh chưng như khơi dậy những hồi ức trong em về truyền thuyết ý nghĩ Bánh chưng, bánh giầy.

Truyện kể về vua Hùng Vương lúc về già, vua có hai mươi người con trai nhưng không biết chọ ai xứng đáng để truyền ngôi. Giặc ngoài đã dẹp yên, đất nước muốn yên ổn, ấm no thì ngai vàng mới vững. Vì vậy, vua bèn gọi các con lại và nói:

– Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Các lang ai cũng muốn được truyền ngôi nên cố gắng làm hài lòng vua cha nhưng ý cha muốn thế nào, không ai đoán được. Vì vậy, họ đua nhau làm những mâm cao cỗ đầy thật ngon để đem về lễ Tiên vương. Tuy nhiên, người buồn nhất là Lang Liêu, chàng là con thứ mười tám của vua nhưng mẹ chàng bị ghẻ lạnh, ốm rồi chết. Chàng ra ở riêng, quanh năm chỉ biết chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Trong nhà chỉ có lúa, khoai nên chàng chẳng biết làm gì để dâng cúng Tiên vương nên lấy làm buồn. Một đêm, chàng nằm mộng thấy một vị thần đến báo:

– Lang Liêu ! Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.

Tỉnh dậy, chàng mừng thầm. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp ngon, hạt đâu xanh, thịt lợn và lá dong trong vườn để gói thứ thánh hình vuông và đem ninh thật nhừ. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.

Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các lang lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:

Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi và trở thành vị vua kế tục đất nước.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy. Truyền thuyết đã giải thích nguồn gốc của hai loại bánh, vừa đề cao nền nông nghiệp và thể hiện truyền thống đạo hiếu, biết ơn Trời, Đất, tổ tiên của dân tộc ta.

Câu 2: Tả cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết bằng một bài văn ngắn

Bài làm:

Khi ánh én chao liệng trên bầu trời, những hạt mưa xuân lất phất bay trên mầm lá non đã báo hiệu một mùa xuân mới lại về. Ngày xuân là khoảng thời gian để gia đình tụ họp, cùng nhau sum vầy đón tết. Gia đình em cùng nhau chuẩn bị ngày tết trong không khí vui vẻ, rộn ràng.

Kì nghỉ tết đã đến, em cùng gia đình háo hức chuẩn bị những công việc để đón năm mới. Ông bà nội lau dọn và sửa sang lại bàn thờ để đón gia tiên về đón tết cùng gia đình. Ông giảng giải cho em, ngày tết truyền thống là dịp để con cháu nhớ ơn tiên tổ, nhớ về cội nguồn của dân tộc mình. Ngoài sân, bố em đang xếp những chậu cây cảnh mới mua. Mùa xuân, cây cối như được khoác lên mình tấm áo mới, được điểm tô bởi những mầm non xanh biếc xen lẫn với nụ hoa chớm nở. Em cùng mẹ dọn dẹp, lau nhà cửa, bàn ghế và chuẩn bị những món ăn quen thuộc ngày tết. Mẹ em đã hướng dẫn em những món ăn truyền thống của dân tộc, là nem rán, bánh chưng xanh và đĩa mứt gừng cay ấm. Mỗi khi Tết đến, em thích nhất là được cùng mẹ đi chợ tết mua sắm. Mẹ chọn mua những bông hoa cúc vàng rực rỡ, đôi câu đối đỏ và rất nhiều bánh kẹo để đặt lên ban thơ, thắp huong tổ tiên trong ba ngày tết. Em cùng mẹ chọn cho ông bà và bố những chiếc áo len áo ấm áp. Em cũng rất vui vì chọn được cho mình bộ quần áo mới để diện ngày tết.

Mỗi dịp tết đến xuân sang, cả gia đình em lại cùng được quây quần để chuẩn bị đón mừng năm mới. Em mong gia đình sẽ mãi luôn hạnh phúc và đầm ấm như vậy

Bình luận (2)
Nguyen
8 tháng 9 2019 lúc 9:33

Câu 1:

Nhiều dân tộc trên thế giới có truyền thuyết suy ngẫm và giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đấy là một trong những biểu hiện của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn", “thờ kính tổ tiên". Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Đã có một câu chuyện thật đẹp kể về nguồn gốc cao quý, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam: Người Việt Nam ta là “con Rồng, cháu Tiên". Câu chuyện khẳng định: tổ tiên người Việt chính là Tiên, Rồng. Có một vị thần nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân, “sức khỏe vô địch", “nhiều phép lạ", giúp dân diệt trừ nhiều loài yêu quái hại dân lành, rồi dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Đó là những công đức lớn lao mà Lạc Long Quân đã đem lại cho người Việt, những công đức đó chỉ có tâm lòng người Cha mới làm được cho con cháu của mình. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các dinh chùa, miếu mạo ở Việt Nam ta, đều có hình ảnh con Rồng. Rồng trong tâm trí người Việt là tượng trưng cho sự cao quý, đẹp đẽ, đáng kính trụng, tôn thờ. Lạc Long Quân kết hôn với một vị tiên nữ là Âu Cư, “xinh đẹp tuyệt trần". Chúng ta là con cháu của những vị thần tiên khoẻ mạnh, nhiều phcp lạ, nhiều tài năng ấy. Tại sao người Việt lại chọn hai vị thần này? Điều đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rồng như tinh hoa của đất trời kết tụ ở “vùng nước thẳm", còn tiên là người tập hựp được mọi vỏ đẹp của “chốn non cao". Núi và biển, giang và sơn, nước và non, chẳng phải là tất cả thế giới rồi hay sao? Sự hòa hựp tuyệt diệu ấy sẽ làm nảy sinh những điều kì lạ. Đó là một trăm người con trai! Một lực lưựng đủ chinh phục một “giang sơn rộng lân". “Bọc trăm trứng" là hình ảnh độc đáo nhân mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung một lòng mẹ, cùng chung hưởng trí tuệ và sức mạnh người cha của dân tộc Việt Nam. Những người con trai đó, “hồng hào", “đẹp đẽ", “tự lân lên như thối", “mặt mũi khôi ngô" là sự khẳng định dòng máu thần tiên cũng như khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam. Khi Lạc Long Quân trở về thủy cung, Âu Cơ lại một mình “nuôi đùn con nhỏ", “tháng ngày chờ mong". Đó chính là hình ảnh muôn đời của tấm lòng Mẹ. Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này


#Walker
Bình luận (0)
Nguyen
8 tháng 9 2019 lúc 9:39

Tham khảo:

Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

– Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muôn truyền ngôi.

– Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

– Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.

Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

– Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.

– Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần (“Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo […] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được”) và thực hiện được ý thần: “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị – những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:

QUẢNG CÁO

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời, dất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

– Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sông con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.

– Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.

– Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vuaỗ Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

– Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

– Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

– Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

#Walker

Bình luận (0)
Nguyen
8 tháng 9 2019 lúc 9:40

Bài 1: Trao đổi ý kiến: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sông lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

Bài 2: Đọc truyện Bánh chưng bánh giầy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

QUẢNG CÁO

Các em có thế nêu theo sự cảm nhận của mình, đây chỉ là một ví dụ:

– Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo: “Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo…”. Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con vua, chỉ có Lang liêu mới được thần giúp đỡ. Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà CƯ dân sông bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính; đồng thời chi tiết này thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.

#Walker

Bình luận (2)
Nguyen
8 tháng 9 2019 lúc 9:42

Câu 1 (Phần Luyện tập -Trang 12) Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Bài làm:

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Bài làm:

Gợi ý

Có thể chọn chi tiết Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, tự tay làm bánh để dâng lên tổ tiên. Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục. Hoặc chi tiết cuộc thi tài, Lang Liêu được thần giúp đỡ. Chi tiết này thường gặp trong truyện dân gian, thể hiện mong ước của nhân dân lao động ở hiền gặp lành, khi gặp khó khăn luôn nhận được sự giúp đỡ.

Bài làm:

Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:

Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.

Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:

Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. Thể hiện mong muốn sau khi lên ngôi, chàng sẽ phát triển nghề nông để mang lại ấm nó, thái bình cho dân. Bài làm:

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta. Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Bài làm:

Vậy là một mùa xuân nữa lại về. Trên khắp các nẻo đường, mọi người đều nô nức mua sắm, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy, cả nhà cùng nhau sum họp. Mẹ em đang gói những chiếc bánh chưng vuông vắn, một nét ẩm thực không thể thiếu trong ngày tết truyền thống củ dân tộc Việt Nam. Và chiếc bánh chưng như khơi dậy những hồi ức trong em về truyền thuyết ý nghĩ Bánh chưng, bánh giầy.

Truyện kể về vua Hùng Vương lúc về già, vua có hai mươi người con trai nhưng không biết chọ ai xứng đáng để truyền ngôi. Giặc ngoài đã dẹp yên, đất nước muốn yên ổn, ấm no thì ngai vàng mới vững. Vì vậy, vua bèn gọi các con lại và nói:

– Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Các lang ai cũng muốn được truyền ngôi nên cố gắng làm hài lòng vua cha nhưng ý cha muốn thế nào, không ai đoán được. Vì vậy, họ đua nhau làm những mâm cao cỗ đầy thật ngon để đem về lễ Tiên vương. Tuy nhiên, người buồn nhất là Lang Liêu, chàng là con thứ mười tám của vua nhưng mẹ chàng bị ghẻ lạnh, ốm rồi chết. Chàng ra ở riêng, quanh năm chỉ biết chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Trong nhà chỉ có lúa, khoai nên chàng chẳng biết làm gì để dâng cúng Tiên vương nên lấy làm buồn. Một đêm, chàng nằm mộng thấy một vị thần đến báo:

– Lang Liêu ! Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.

Tỉnh dậy, chàng mừng thầm. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp ngon, hạt đâu xanh, thịt lợn và lá dong trong vườn để gói thứ thánh hình vuông và đem ninh thật nhừ. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.

Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các lang lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:

Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi và trở thành vị vua kế tục đất nước.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy. Truyền thuyết đã giải thích nguồn gốc của hai loại bánh, vừa đề cao nền nông nghiệp và thể hiện truyền thống đạo hiếu, biết ơn Trời, Đất, tổ tiên của dân tộc ta.

Câu 2: Tả cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết bằng một bài văn ngắn

Bài làm:

Khi ánh én chao liệng trên bầu trời, những hạt mưa xuân lất phất bay trên mầm lá non đã báo hiệu một mùa xuân mới lại về. Ngày xuân là khoảng thời gian để gia đình tụ họp, cùng nhau sum vầy đón tết. Gia đình em cùng nhau chuẩn bị ngày tết trong không khí vui vẻ, rộn ràng.

Kì nghỉ tết đã đến, em cùng gia đình háo hức chuẩn bị những công việc để đón năm mới. Ông bà nội lau dọn và sửa sang lại bàn thờ để đón gia tiên về đón tết cùng gia đình. Ông giảng giải cho em, ngày tết truyền thống là dịp để con cháu nhớ ơn tiên tổ, nhớ về cội nguồn của dân tộc mình. Ngoài sân, bố em đang xếp những chậu cây cảnh mới mua. Mùa xuân, cây cối như được khoác lên mình tấm áo mới, được điểm tô bởi những mầm non xanh biếc xen lẫn với nụ hoa chớm nở. Em cùng mẹ dọn dẹp, lau nhà cửa, bàn ghế và chuẩn bị những món ăn quen thuộc ngày tết. Mẹ em đã hướng dẫn em những món ăn truyền thống của dân tộc, là nem rán, bánh chưng xanh và đĩa mứt gừng cay ấm. Mỗi khi Tết đến, em thích nhất là được cùng mẹ đi chợ tết mua sắm. Mẹ chọn mua những bông hoa cúc vàng rực rỡ, đôi câu đối đỏ và rất nhiều bánh kẹo để đặt lên ban thơ, thắp huong tổ tiên trong ba ngày tết. Em cùng mẹ chọn cho ông bà và bố những chiếc áo len áo ấm áp. Em cũng rất vui vì chọn được cho mình bộ quần áo mới để diện ngày tết.

Mỗi dịp tết đến xuân sang, cả gia đình em lại cùng được quây quần để chuẩn bị đón mừng năm mới. Em mong gia đình sẽ mãi luôn hạnh phúc và đầm ấm như vậy

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Đạt Đăng Doanh
Xem chi tiết
Thái Hà Trần Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đăng
Xem chi tiết
Phương Anh
Xem chi tiết
Mario DaiVy
Xem chi tiết
huan pham khoa
Xem chi tiết
_ Thái
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Anh Tuấn
Xem chi tiết