Học kì 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Anh Thư

Câu 1; hãy trình bày nguyên thắng lợi và ý nghĩa lịch sử về cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn

Câu 2; hãy cho biets tình hình sản xuất nông nghiệp đằng ngoài và đàng trong từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18 như thế nào ? tại sao chúa Nguyễn ban đầu phải chú ý đến xản suất nông nghiệp .

Câu 3 Quang Trung đã đại phá quân Thanh như thế nào ? Tại sao Quang Trung lại chọn tấn công quân Thanh vào dịp tét Kì Dậu ?

Câu 4 ; vì sao quân Tha h sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế

Câu 5 ; Phân tích ý nghĩa thắng lợi của phong chào Tây Sơn

Câu 86 ; en hãy cho biết tình hình kinh tế dưới chiều Nguyễn ?

Câu 7 ; Hãy nêu một số thành tựu lhoan học - kĩ thuật khoa học nước cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19

Khánh Linh
9 tháng 6 2020 lúc 21:25

Câu 1: Nguyên thắng lợi và ý nghĩa lịch sử về cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn là:

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước, căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, đoàn kết của nhân dân ta.

- Sự chỉ huy tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy với nghệ thuật chiến tranh: thần tốc, bất ngờ, táo bạo.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.

- Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc.

Chúc bạn học tốt!

Phúc
9 tháng 6 2020 lúc 21:58

Câu 3: Quang Trung đã đại phá quân Thanh như thế nào ? Tại sao Quang Trung lại chọn tấn công quân Thanh vào dịp tết Kì Dậu ?

Quang Trung đã đại phá quân Thanh như thế nào ?

Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 - 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
Tới Thanh Hoá, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.
Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố : "Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không ?"

Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo :
- Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.
- Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
- Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
- Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luv được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dầy đặc.
Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới.
Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đỏ đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
Nghe tin đại bại, Tôn Sr Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

Tại sao Quang Trung lại chọn tấn công quân Thanh vào dịp tết Kì Dậu ?

Quân Thanh dễ dàng chiếm được Thăng Long, nên chúng chủ quan , kiêu ngạo, cho quân lính mặc sức làm điều phi pháp, tàn ác.

=> Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu để tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.

Câu 6 : Em hãy cho biết tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn ?

Kinh tế dưới triều Nguyễn

* Nông nghiệp:

- Công cuộc khai hoang: được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.

- Chính sách quân điền: được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có (hoặc thiếu) ruộng đất để cày cấy.

- Đê điều: tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.

* Công thương nghiệp: phát triển.

- Công nghiệp, thủ công nghiệp:

+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ...

+ Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.

Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây.

+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng thuế nặng.

- Thương nghiệp:

+ Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn hán. Các đô thị. thị tứ phồn thịnh.

+ Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn hán. Nhà nước cũng có thuyền chở gạo và đường sang các nước xung quanh để trao đôi. Tàu buôn phương Tây cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam nhưng nhà Nguyễn không cho họ mở cửa hàng, họ chỉ được ra vào ở một số cảng quy định

Khánh Linh
9 tháng 6 2020 lúc 22:20

Câu 2: Tình hình sản xuất nông nghiệp đằng ngoài và đàng trong từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18:

- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng sau những cuộc xung đột kéo dài.

- Ruộng đất công trong làng xã bị cường hào đem bán.

=> Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập.

- Chính quyền nhà Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ -> lập thành các làng xã mới

- Năng suất lúa cao nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên tốt.

==> Hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt ruộng đất.

Chúa Nguyễn ban đầu phải chú ý đến xản suất nông nghiệp vì:

- Để củng cố cơ sở cát cứ và phát triển nông nghiệp

Chúc bạn học tốt!

Khánh Linh
10 tháng 6 2020 lúc 21:56

Câu 4: Quân Thanh sang xâm lược nước ta thì Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế vì:

- Cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm năm 1784 và quân Thanh năm 1788 tạo thành mối đe dọa từ hai phía Bắc, Nam của đất nước. Nước ngoài tiến hành xâm lược trong bối cảnh các thế lực chính trị trong nước đang tranh giành quyết liệt, hết Trịnh - Nguyễn phân tranh đến cuộc đấu tranh Tây Sơn - Nguyễn rồi Tây Sơn - Lê. Một bộ phận lực lượng chính trị suy bại trong nước đi cầu cứu ngoại viện, tạo chỗ dựa và tăng thêm lực lượng cho quân xâm lược nước ngoài.

Câu 5 ; Phân tích ý nghĩa thắng lợi của phong chào Tây Sơn:

- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

- Một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

Chúc bạn học tốt!