Câu 1 : Hãy giải thích tại sao quả bóng cao su được bơm căng và buộc thật chặt nhưng ngày một xẹp dần
Câu 2 : Ngồi gần bép lửa ta thấy nóng . có phải do ko khí đã truyền nhiệt lượng đến ta làm ta nóng lên ko ? tại sao?
Câu 3 :Hùng và Nam muốn kéo nhũng viên gạch lên cao 4m, mỗi viên gạch nặng 10N .Mỗi lần Hùng kéo được 8 viên gạch mất 10 giây.còn Nam mỗi lần kéo được 10 viên gạch mất 20 giấy
a, tính công thực hiện được của Hùng Và Nam
b, Tính công suất của Hùng và Nam
Câu 4: Dẫn nhiệt là gì ?
Câu 5 :Một ấm nhôm có khối lượng 600g chứa 2,5l nước.Tính nhiệt lượng tối thiểu cần cung cấp để lạm lượng nước trên tăng thêm 35*C . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k,của nhôm là 880J/kg.k
Câu 1 : Hãy giải thích tại sao quả bóng cao su được bơm căng và buộc thật chặt nhưng ngày một xẹp dần
- Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này thoát ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Câu 3 :Hùng và Nam muốn kéo nhũng viên gạch lên cao 4m, mỗi viên gạch nặng 10N .Mỗi lần Hùng kéo được 8 viên gạch mất 10 giây.còn Nam mỗi lần kéo được 10 viên gạch mất 20 giấy
a, tính công thực hiện được của Hùng Và Nam
b, Tính công suất của Hùng và Nam
Tóm tắt :
h = 4m
P1 viên gạch = 10N
Hùng : kéo 8 viên gạch mất 10s
Nam : kéo 10 viên gạch mất 20s
a) AHùng = ? J
ANam = ? J
b) ℘Hùng = ? W
℘Nam = ? W
Giải :
a) Công thực hiện được của Hùng là :
AHùng = P8 viên gạch . h = 10 . 8 . 4 = 320 J
Công thực hiện được của Nam là :
ANam = P10 viên gạch . h = 10 . 10 . 4 = 400 J
b) Công suất của Hùng là :
℘Hùng = \(\dfrac{320}{10}=32W\)
Công suất của Nam là :
℘Nam = \(\dfrac{400}{20}=20W\)
Đáp số : ................(tự ghi)
Câu 4: Dẫn nhiệt là gì ?
- Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác, xảy ra ở chất rắn
Câu 5 :Một ấm nhôm có khối lượng 600g chứa 2,5l nước.Tính nhiệt lượng tối thiểu cần cung cấp để lạm lượng nước trên tăng thêm 35*C . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k,của nhôm là 880J/kg.k
Tóm tắt :
m1 = 600g = 0,6 kg
c1 = 880 J / kg.K
V2 = 2,5l
\(\Delta t\) = 35oC
c2 = 4200 J / kg.K
Giải :
V2 = 2,5l => m2 = 2,5 kg
Ta có : Q = Q1 + Q2 = (m1 . c1 . \(\Delta t\)) + (m2 . c2 . \(\Delta t\)) = (0,6 . 880 . 35) + (2,5 . 4200 . 35) = 35. (0,6 . 880 + 2,5 . 4200) = 385 980 J
Vậy ......................... (tự ghi)