Bài 25 : Ôn tập chương III

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lo ngan giang

Câu 1: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lai độc lập?

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán 42-43 đã diễn ra như thế nào?

Câu 3: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I-thế kỉ VI có gì thay đổi? Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?

Câu 4: Tình hình kinh tế văn hóa Champa từ thế kỉ II-thế kỉ X

Giúp mình với!Cảm ơn nhìu!

Phùng Tuệ Minh
13 tháng 3 2019 lúc 17:23

( Mấy câu kia bạn khác làm rồi nên mik làm câu 4 thôi nhé!)
Câu 4: Kinh tế:

- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước.

- Biết cấy lúa 2 vụ/ năm.

- Dùng trâu, bò để cày bừa.

- Sáng tạo ra ruộng bậc thang, xe guồng nước.

- Biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Đánh bắt cá, làm gốm, trao đổi hàng hóa vs nước ngoài,..

Văn hóa:

- Từ thế kỉ thứ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, dựa theo nguồn chữ Phạn ở Ấn Độ.

- Có tục hỏa táng người chết.

- Theo đạo Phật và đạo Bà La Môn là chủ yếu.

- Nền kiến trúc độc đáo.

Quốc Đạt
12 tháng 3 2019 lúc 20:07

Câu 1 :

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

Quốc Đạt
12 tháng 3 2019 lúc 20:08

Câu 2 :

Mã Viện là một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ), hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.Mã Viện chiếm được Hợp Phô, liền chia quân thanh hai đạo thuỷ, bộ tiên vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn câv mỏ' đường mà đi, chúng lẻn qua Quy Môn Quan (Tiên Yên - Quảng Ninh), xuống vùng Luc Đầu. Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc.

Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.Quân ta lùi về giữ cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (thuộc vùng Ba Vì - Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê.Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 năm 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân trở về Trung Quốc. Quân đi mười phần, khi về chỉ còn bốn, năm phần.

Quốc Đạt
12 tháng 3 2019 lúc 20:11

Câu 3 :

- Đầu TK III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu -Đưa người Hán sang làm huyện lệnh. - Nhà Hán bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo , đẩy người dân vào cảnh khốn cùng. - Tiếp tục chính sách đồng hóa nhân dân

Các câu hỏi tương tự
Macadamias
Xem chi tiết
Sagittarius(Nhân mã)22/1...
Xem chi tiết
lề nguyễn
Xem chi tiết
Phương Nguyễn Mai
Xem chi tiết
lê phước nhật cường
Xem chi tiết
Linh nguyen thuy
Xem chi tiết
Cố Tinh Hải
Xem chi tiết
Hoàng thúy hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết