Xác định câu rút gọn ,câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu rút gọn ,câu đặc biệt đó dùng để làm gì?
a) Một đêm đông! Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủ thiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Ôi! Nhìn kìa! Một chiếc lá! Chiếc lá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài
-Em hãy viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu nói về câu rút gọn và câu đặc biệt(chủ đề tự do)
+Nếu là câu rút gọn thì chỉ ra thành phần được rút gọn và khôi phục nó
+Nếu là câu đặc biệt thì chỉ ra và xem nó làcâu nào trong 4 câu sau;"Xác định thời gian,nơi chốn diễn ra sự việc đc nói tới trong đoạn"
"Liệt kê,thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng"
"Bộc lộ cảm xúc"
"Gọi đáp"
a) Trong các câu tục ngữ sau, TRong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn ? Những thành phần nào của câu được rút gọn ? Rút gọn như vậy để làm gì ?
(1) Người ta là hoa đất.
(2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(3)Tấc đất tấc vàng.
(4)Nuôi lặn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
b)Vì sao cậu bé và người khách trong câu truyện dưới dây hiểu lầm nhau ? Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì về cách nói năng ?
BT 2. Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn và thành phần phụ trạng ngữ trong đoạn văn sau. Nêu công dụng của mỗi loại câu và trạng ngữ?
a. “ Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng như cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết.Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì,nghiêng nghiêng bên triền núi ” ( Mai Văn Tạo)
b. “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” (Hồ Chí Minh)
c. “Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm. Nằm trên dòng Hương Giang thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng” (Hà Ánh Minh)
d. “ Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.”
(Nguyễn Hữu Trí Huân)
e. “...Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. ” (Khánh Hoài)
g. “Tháng mười hai. Dã quỳ nở rộ. Tôi mê mẩn ngắm những giậu hoa nở vàng rực ven đường. Mê mẩn nghe hương nồng hăng hắc bao trùm cả không gian, ôm ấp những dãy đồi. Cái lạnh se sắt của trời đông xứ lạnh dường như cũng nép mình trước những tràng hoa. ” (Nhật Lạc Lâm - Đông Quỳ)
Câu 1: Xác định câu rút gọn trong đoạn văn "một thói quen xấu ... đến nặng nề " của bài cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội Câu 2 : Câu rút gọn trên rút gọn thành phần nào ,cho biết tác dụng Câu 3 : Từ đoạn trích trên em hãy viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay trong đó có sử dụng câu đặc biệt ,gạch chân câu đó
2.tìm câu rút gọn trong những trường hợp sau và chỉ rõ thành phần nào của câu được rút gọn:
a. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
b. - Bao giờ cậu về quê?
-Chủ nhật này.
3.Hãy đặt một câu văn trong đó có sử dụng phép liệt kê. Chỉ ra và nêu tác dụng của nó?
P/S: ĐÂY LÀ ĐỀ THI HK CỦA MÌNH! CÁC BẠN LÀM GIÚP MÌNH XEM MÌNH CÓ ĐÚNG KO NHA!
VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁM KHẢO CUỘC THI GIỎI VĂN . MK SẼ RA ĐỀ THI NHƯ SAU . CÁC BẠN LÀM NHA ! DÀNH CHO LỚP 7
Câu 1: ( 2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)
a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .
d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (3,0 điểm)
Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu lên công dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.(Chỉ rõ câu rút gọn đó).
Câu 3: (5,0 điểm)
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ đối với chúng ta qua hai dòng thơ trên?
……………….Hết……………
Chỉ ra câu rút gọn và nêu tác dung của câu rút gọn trong cac trường hợp sau
A) núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt .Đã đến phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước
B) tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm
C) tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên
D) bà ấy mệt quá . Không lê được một bước . Không kêu được một tiếng cơ chừng tiếc của. Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi