Câu 1: Em hãy cho biết sự tiến hóa của hệ hô hấp , hệ tuần hoàn , hệ thần kinh của động vật được thể hiện như thế nào? Mỗi giai đoạn tiến hóa cho một loài ví dụ
Câu 2: Kể các hình thức sinh sản động vật và phân biệt hình thức sinh sản đó ? Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính
Câu 3: Thế nào là đa dạng sinh học ? Nguyên nhân nào làm suy giảm đa dạng sinh học Việt Nam? Cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học?
Câu 4: Thế nào là động vật quý hiếm? Nêu biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm
Câu 1:
- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú, phức tạp
- Có cơ quan hoành tham gia và hoạt động hô hấp. Phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí
- Tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- Thận sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất
Câu 2:
-Có 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
+Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản có không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong sự thụ tinh
+Sinh sản hữu tính: là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong sự thụ tinh
Câu 3:
-Ða dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên". Ða dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: Ða dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
-Nguyên nhân:
+ Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh.
+ Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển.
+ Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn.
+ Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa.
Việc làm:
Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
– Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
– Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật qúy hiếm.
– Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..
Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
– Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
– Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
– Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.
Câu 4:
Động vật quý hiếm: là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,... đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên
10 biện pháp được đưa ra như sau:
Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép động vật hoang dã. Đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả. Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới tất cả mọi hình thức. Tiêu hủy tất cả kho sừng tê giác và ngà voi thu giữ được. Đóng cửa tất cả các cơ sở nuôi hổ đồng thời chấm dứt các hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát. Chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. Tạm dừng việc cấp giấy phép gây nuôi thương mại động vật hoang dã trên toàn quốc. Gắn liền trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc kiểm soát cũng như chấm dứt tình trạng tiêu thụ động vật hoang dã trái phép trên địa bàn. Ngăn chặn tội phạm buôn bán động vật hoang dã trên internet Tăng cường tiếng nói của cơ quan Nhà nước trong nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã