Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Ngọc

câu 1 đọc rồi trả lời

vừa nghe thấy thế em tôi bất giác run lên bần bật ,kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiểu

a) chỉ ra từ hán việt

b) chỉ ra các từ láy và tác dụng

câu 2 đọc rồi trả lời câu hỏi

tiếng suối trong như téng hát a

trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

a)tên bài thơ và tác giả?hoàn cảnh sáng tác?

b)chép lại hai câu thơ có hình ảnh của tác giả

c)cảm nhận hai câu trên

GIÚP MÌNH NKA

Phương Thảo
18 tháng 12 2016 lúc 9:34

Vừa nghe thấy thế em tôi bất giác run lên bần bật ,kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều .

a) Chỉ ra từ Hán Việt .

_ Từ " tuyệt vọng "

 

b) Chỉ ra các từ láy và tác dụng

_ Các từ láy : " bần bật " , " thăm thẳm "

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .

a) Tên bài thơ và tác giả? Hoàn cảnh sáng tác?

Tên bài thơ : Cảnh khuya

Hoàn cảnh : Cảnh khuya là bài thơ được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

b) Chép lại hai câu thơ có hình ảnh của tác giả.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

c) Cảm nhận hai câu trên

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Tiếng suối trong trẻo tí tách vang lên được Bác ví von như tiếng hát từ xa vọng lại, vừa trong trẻo vừa thánh thoát. Thể hiện đc phong thái trẻ trung, ung dung, đầy lạc quan và sự yêu thiên nhiên của Bác

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Hình ảnh ánh trăng sáng chiếu rọi bầu trời đêm huyền ảo, lung linh. Ánh trăng đc che khuất bởi cây cổ thụ cao ngất, làm những ánh trăng như chảy vào từng kẻ lá. Bóng hoa trên nên sàn, bóng cây dựng đứng cùng ánh trăng soi sáng như đan xen, hoà quyện vào nhau làm hình ảnh hữu tình lúc ẩn lúc hiện ấy như nổi hẳn lên trên gam màu đen u tối của màn đêm mang lại

--> 2 câu thơ cho ta thấy sự yêu thiên nhiên vô vàn của Bác. Bác coi trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối róc rách len lỏi vào sâu trong tim xoa dịu đi nỗi âu lo, phiền muộn. Và đáp trả Bác, hình ảnh trăng hữu tình cùng thiên nhiên đẹp bất diệt đã đến bên Bác giúp Bác 1 phần nào đó xua tan đi những vất vả cuộc đời, khiến Bác có thể sống vô ưu, vô lo hơn

Phan Ngọc Cẩm Tú
18 tháng 12 2016 lúc 9:36

a) THV: kinh hoàng, tuyệt vọng.

b) TL: - bần bật: chỉ hành động xảy ra khi ta đang lo lắng, sợ hãi.
- thăm thẳm: diễn tả 1 sự vật có tính chất sâu (sâu thẳm, sâu lắng), hoặc tả tính chất của màu sắc.

c) - Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Cảnh khuya được viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

d) Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

e) Cảm nhận: Bác là vị lãnh tụ vĩ đại, luôn lo cho dân cho nước, luôn quên mình vì đất nước. Song, Bác cũng có 1 tâm hồn yêu và hòa nhập với thiên nhiên.

 

Vũ Quang Tấn
18 tháng 12 2016 lúc 10:56

a) Từ hán việt: kinh hoàng, tuyệt vọng

b) Điệp từ "lồng" đã được bác sử dụng trong câu thơ trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa vừa diễn tả ánh trăng từ trên cao tỏa xuống toàn bộ không gian...

Vũ Quang Tấn
18 tháng 12 2016 lúc 11:01

htgr gbhhn hhnygdnu hdhdyn ụn hhn gg ụ ubgd yhn madsvgy

tgggdvg tr trv jcuh h yy dybbhys hhd hhd gtra ytwbdt ttrb tgb

ttrd ud a,ôn tewn jxm ijmnn jinx dhuf hcgq ggxbb hgbbgc terb kjjj udgy hds đub

Bích Nguyễn
18 tháng 12 2016 lúc 11:14

1.a, Từ Hán Việt: Bất giác, kinh hoàng, tuyệt vọng.

b, Từ láy:

-bần bật: gợi nỗi sợ hãi, lo lắng của nhân vật"em" khi chia đồ chơi với anh.

-thăm thẳm: gợi nỗi buồn tuyệt vọng khi tưởng tượng lên cuộc chia tay của hai anh em.

Bích Nguyễn
18 tháng 12 2016 lúc 11:20

2/a, -Tên bài thơ: Cảnh khuya.

-Tác giả: Hồ Chí Minh.

-Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ trên được Bác Hồ sáng tác năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

b, Chép hai câu thơ ở hai bài thơ khác nhau của tác giả bài thơ trên:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ- Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.

im dạ

 

Bích Nguyễn
18 tháng 12 2016 lúc 12:02

Kim dạ nguyên tiêu nguyên tiêu nguyệt chính viên-Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.

c, Trong nền thơ hiện đại Việt Nam, Bác Hồ là người được nhiều độc giả yêu mến. Đọc thơ Người, em ấn tượng nhất bài thơ Cảnh khuya với hai câu thơ đầu nói về tình yêu thiên nhiên sâu sắc và tình yêu dân, yêu nước của Người:

(Trích hai câu thơ đầu)

Trước hết, đến với câu thơ mở đầu miêu tả tiếng suối trong vắt, vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang hát. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc. Nếu như thơ xưa, Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm:

"Côn Sơn suối chảy rì rầm,- Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" thì nay trong thơ Bác tiếng suối được so sánh với tiếng người hát. Cách so sánh này đã làm cho tiếng suối trở nên trong trẻo, ấm áp hơn và đặc biệt trở nên gần gũi với con người hỡn mang sức sống tươi trẻ hơn. Bác Hồ luôn coi thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỉ của mình. Câu thơ thứ hai tiếp tục tả cảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên gồm nhiều màu sắc, hình khối và đường nét. Có nét đậm là dáng hình của cổ thụ, ở trên cao lấp lánh ánh trăng. Có nét thanh mảnh huyền ảo là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hõa un trên mặt đất tạo lên những hình như trăm ngàn bông hoa đc dệt lên. Có thể nói bức tranh chỉ co hai gam màu sáng-tối mà tạo nên bức tranh kì ảo, say đắm lòng người. Điều đó đc nhà thơ thể hiện rõ ở điệp từ"lồng":"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Đọc thơ ta ngỡ chăng cổ thụ và hoa là những sự vật tách rời riêng lẻ, vậy mà chúng vẫn hòa quyện vào nhau, soi sáng cho nhau, quấn quýt mà tạo nên bức tranh "thủy mặc tuyệt bích". Bức trang ấy là do thiên nhiên vẽ ra hay do chính tài năng và sự cảm nhận tinh tế của Người? Có lẽ Người đã thổi vào cảnh rừng Việt Bắc một linh hồn để tạo dựng lên bức tranh dào dạt sức sống, lung linh sống động. Có đc bức tranh đẹp đến động lòng người như vậy có lẽ nhờ tình yên thiên nhiên sâu sắc của Người.

Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, giọng thơ nhẹ nhàng, thiết tha, bài thơ đã cho chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác. Từ đó, hòa sâu với tình yêu dân, yêu nước tạo nên con người vĩ đại-Hồ Chí Minh.


Các câu hỏi tương tự
Ngô Thị Kiều Dung
Xem chi tiết
hoai thu
Xem chi tiết
tu nguyen
Xem chi tiết
ihnna
Xem chi tiết
Công chúa Sakura
Xem chi tiết
Trần Ngọc Nhã Linh
Xem chi tiết
Thi Anh
Xem chi tiết
Kim thắm Lê thị
Xem chi tiết
Tỷ13874
Xem chi tiết