Câu 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
( Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giá
. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả của bài thơ đó là ai?
b. Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ bài thơ.
c. Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?
d. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ ”Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
đ. Nêu nội dung của khổ thơ trên ?
Câu 2: Tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Qua bài thơ “Quê hương”, em có nhận xét gì về tình cảm của Tế Hanh đối với cuộc sống và con người quê hương ông?
Ai giúp em với ạ ,em cảm ơn nhiều !!!
Câu 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
( Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giá
. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào?
- Trích trong tác phẩm " Quê hương"
-Tác giả của bài thơ đó là ai?
- Tác giả là Tế Hanh
b. Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ bài thơ.
- Hoàn cảnh: Khi Tế Hanh đang học tại huế trong nỗi nhớ da diết về làng chài ven biển
-Bài thơ đc sáng tác năm 1939. Rút trong tập" Nghẹn ngào(1939), sau đc in lại trong tập" Hoa niên" xuất bản năm 1945.
c. Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?
- Bài thơ có khổ thơ trên dc viết theo thể thơ tự do( 8 chữ)
d. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ ”Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là nghệ thuật nhân hóa.
-Tác dụng: Cho thấy con thuyền cũng có tâm hồn, cùng biết mệt mỏi sau một chuyến đi dài.Nghệ thuât như giòng sữa ngọt ngào chảy vào tâm hồn tôi lớp phù sa về sự gắn bỏ của con thuyền vs người dân chài biển.Qua đó còn thể hiện khát khao muốn trinh phục đại dương rộng lớn của người dân chài.
đ. Nêu nội dung của khổ thơ trên ?
- Khổ thơ đưa ta trở về một bức tranh người dân chài sau một chuyến đi xa. Hình ảnh làn da rắm nắng, con thuyền trở về nằm thật bình dị, nhưng cx nhiều cảm xúc. Biên trong đó là thấm nhuần vị xa xăm, mặn mòi của biển cả. Cho thấy khát khao muốn chinh phục đại dương mệnh mông rộng lớn.
Câu 2: Tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
-Những câu thơ sủ dụng nghệ thuật so sánh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
- Tác dụng: Bằng nghệ thuật so sánh, ta tháy đc một chuyến đi mang đầy sức sống và hồn quê. chiếc thuyền phăng như con tuấn mã vượt đại dương rộng lớn. Cánh buồm như mảnh hồn làng rướn thân trắng thau góp gió . Lời thơ mộc mạc, nhưng mang theo đó là những dư vị tình quê hương dể họ có thêm động lực chinh phục đai đương
Câu 3: Qua bài thơ “Quê hương”, em có nhận xét gì về tình cảm của Tế Hanh đối với cuộc sống và con người quê hương ông?
- Qua bài thơ Quê Hương ta thấy được tình yêu quê hương da diết của Tế Hanh. với ông quê hương luôn là niềm cảm hứng dạt dào, là cái nôi nuối dưỡng bao tâm hồn.Nơi đó, có những con người hiền lành, nhân hậu. Bài thơ ra đời đến nay đã hơn 80 năm nhưng những tình cảm trong sáng vẫn luôn nảy nở trong lòng nó. Quê Hương là bài thơ bộc lộ rõ cảm xúc của nhà thơ về quê hương, con người về tình yêu da diết, mành liệt