Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoa Hoa

Câu 1

Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:

“Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.

Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:

- Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.

Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.

- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!

Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại đật bỏ đi nơi khác”.

- Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu nét chính về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Nói “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói nào?

- Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị Tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hành động đó.

Câu 2

Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” thuộc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có câu thơ: “Tà tà bóng ngả về tây”.

- Hãy chép chính xác 5 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.

- Chúng ta đều biết: “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng của con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết : Nao nao dòng nước uốn quanh. Cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?

- Trong “Truyện Kiều”, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có cách dùng từ như vậy.

- Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng- phân- hợp, nội dung diễn tả cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên. (Trong đoạn có dùng một phép liên kết câu, chỉ rõ phép liên kết đó.)

Câu 3

Ngày nay, các phương tiện thông tin nghe nhìn ngày càng phát triển đã đem lại thuận lợi không nhỏ cho việc nâng cao hiểu hiết của con người nhưng điều đó cũng phần nào làm cho nhiều bạn trẻ không còn ham mê đọc sách. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc đọc sách.

Vũ Như Quỳnh
26 tháng 5 2020 lúc 21:47

Câu 1

Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:

“Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.

Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:

- Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.

Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.

- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!

Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại đật bỏ đi nơi khác”.

- Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu nét chính về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

Trích trong "Làng" của Kim Lân. Sáng tác năm 1948 , thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị Tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hành động đó.

Đối với người nông dân , căn nhà là cơ nghiệp cả 1 cuộc đời , vậy mà ông sung sướng loan tin " Tây nó đốt nhà tôi...." với một niềm hạnh phúc và tự hào . Như vậy bởi lẽ , trong sự cháy rịu của nhà ông là sự hồi sinh của làng chợ Dầu yêu quý. Làng ông không Việt Gian theo Tây , làng yêu là một làng yêu nước và thủy chung với cách mạng => Yêu làng một cách sâu đậm

#Yumi


Các câu hỏi tương tự
Trí Tây Balo
Xem chi tiết
Hue Pham
Xem chi tiết
Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Hoa Hoa
Xem chi tiết
dien
Xem chi tiết
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
WhiteBoyGame
Xem chi tiết
💃Dancing Queen💃
Xem chi tiết
Kim Anh nè
Xem chi tiết