Chương 6. Ngành Động vật có xương sống

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thanh Thu

Câu 1: đặc điểm chung của lớp chim. cho ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chúng?

Câu 2: đặc điểm đời sống của thỏ. Nêu sự tiến bộ của thai sinh với đẻ trứng và noãn hòang thai sinh

Câu 3: so sánh bộ xương thỏ với bộ xương thằn lằn

câu 5; kể tên các bộ thú đã học và nêu các đặc điểm tượng trưng của từng loại

Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 3 2017 lúc 20:34

Câu 1:

Lớp chim:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh: chim bói toán, chim sẻ,...
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch: chim bồ câu,..
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng: chim sâu,..

Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp: ăn hạt lúa, ăn hạt kêm..
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh: gà có dịch cúm ,..

Câu 2:

- ĐẺ TRỨNG: trứng sinh ra có thể gặp môi trường không thuận lợi, hoặc bị động vật khác ăn --> khả năng sống sót thấp. (những loài đẻ trứng thường đẻ rất nhiều trứng). Phôi thai phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng.
- ĐẺ TRỨNG THAI (NOÃN THAI SINH): thực chất là đẻ trứng nhưng trứng được giữ lại trong cơ thể mẹ đến khi nở ra con mới sinh ra ngoài, vì vậy trứng được bảo vệ tốt hơn. Phôi thai vẫn phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng.
- ĐẺ CON (THAI SINH): Phôi thai phát triển tốt hơn nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Thai cũng được bảo vệ tốt hơn trong suốt thời gian phát triển. (Ở những loài đẻ con, số lượng con thường ít).

Đời sống: Thỏ sống trong rừng hoặc sống nhà.

Đỗ Nguyễn Phương Thảo
14 tháng 3 2017 lúc 20:44

Giống nhau :
- Xương đầu.
- Cột sống :
+ Xương sườn.
+ Xương mỏ ác.
Khác nhau:
*Bộ xương thằn lằn :
-Đốt sống cổ nhiều hơn 7.
-Xương sườn có cả đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành)
-Các chi nằm ngang.
*Bộ xương thỏ :
-7 đốt.
-Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức lồng ngực (co cơ hoành)
-Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao.

_Chúc bạn học tốt_

Lộc Khánh Vi
14 tháng 3 2017 lúc 20:27

Câu 3: So sánh bộ xương thỏ với bộ xương thằn lằn:

Đặc điểm Bộ xương thỏ Bộ xương thằn lằn
Đót sống cổ Có 7 đốt Có 8 đốt
Xương sườn Kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực( có cả cơ hoành) Xương sườn có cả đốt sống lưng, chưa có cơ hoành.
Xương chi Chi trước và chi sauThẳng góc( nằm dưới cơ thể) nâng đỡ cơ thể khi lên cao -Chi sau nằm ngang, bò sát

Doraemon
14 tháng 3 2017 lúc 20:31

۞ Giống nhau :
- Xương đầu.
- Cột sống :
+ Xương sườn.
+ Xương mỏ ác.
۞ Khác nhau :
*Bộ xương thằn lằn :
-Đốt sống cổ nhiều hơn 7
-Xương sườn có cả đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành)
-Các chi nằm ngang.

*Bộ xương thỏ :
-7 đốt.
-Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức lồng ngực (co cơ hoành)
-Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao.

Đỗ Nguyễn Phương Thảo
14 tháng 3 2017 lúc 20:38

Câu 1: đặc điểm chung của lớp chim. cho ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chúng?

Trả lời: - Đặc điểm chung của lớp chim là:

+ Là động vật có xương sống, thích nghi cao với đời sống bay lượn và các điều kiện sống khác nhau:

+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.

+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp.

+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt.

+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

- Ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của lớp chim là:

+ Mặt lợi ích:

Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm (hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người). Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh. Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu). Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô,...).

+ Mặt tác hại:

Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...). Tuy nhiên có một số loài chim có hại cho kinh tế nông nghiệp như chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá...

_Chúc bạn học tốt_


Các câu hỏi tương tự
Doãn Ngọc Chinh
Xem chi tiết
Tú Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị An Tú
Xem chi tiết
Ari Amy
Xem chi tiết
haizzz!!
Xem chi tiết
Tojidofucuto Ridomotoji
Xem chi tiết
HỒ ĐỨC THUẬN
Xem chi tiết
Jako Yêu
Xem chi tiết
Hà Đức Hiếu
Xem chi tiết