Bài 6: Ôn tập chương Vecơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn thị Phụng

Câu 1 : Cho hình lập phương ABCDEFGH ,góc giữa hai véc tơ \(\overrightarrow{AC},\overrightarrow{BG}\) là :

A. 450

B. 300

C. 600

D. 1200

Câu 2 : Cho tứ diện ABCD có AB = CD = a , IJ = \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\) ( I , J lần lượt là trung điểm của BC và AD ) . Số đo giữa hai đường thẳng AB và CD là :

A. 300

B. 450

C. 600

D. 900

Câu 3 : Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với (ABCD) , đáy ABCD là hình chữ nhật . Biết SA = a\(\sqrt{3}\) , AB = a , AD = \(a\sqrt{3}\) . Số đo giữa cạnh bên SB và cạnh AB là :

A. 600

B. 450

C. 900

D. 300

Câu 4 : Cho tứ diện ABCD đều cạnh bằng a . Gọi M là trung điểm CD , \(\alpha\) là góc giữa AC và BM . Chọn khẳng định đúng ?

A. \(cos\alpha=\frac{\sqrt{3}}{4}\)

B. \(cos\alpha=\frac{1}{\sqrt{3}}\)

C. \(cos\alpha=\frac{\sqrt{3}}{6}\)

D. \(\alpha=60^0\)

Câu 5: Cho tứ diện ABCD với \(AB\perp AC\) , \(AB\perp BD\) . Gọi P , Q lần lượt là trung điểm của AB và CD . Góc giữa PQ và AB là :

A. 900

B. 600

C. 300

D. 450

Câu 6 : Cho hình thoi ABCD có tâm O , AC = 2a . Lấy điểm S không thuộc (ABCD) sao cho \(SO\perp\left(ABCD\right)\) . Biết tan \(\widehat{SOB}\) = \(\frac{1}{2}\) . Tính số đo của góc giữa SC và (ABCD)

A. 750

B. 450

C. 300

D. 600

Câu 7 : Cho hình chóp S.ABC có \(SA\perp\left(ABC\right)\) và tam giác ABC không vuông . Gọi H , K lần lượt là trực tâm \(\Delta ABC\)\(\Delta SBC\) . Số đo góc tạo bởi SC và mp (BHK) là :

A. 450

B. 1200

C. 900

D. 650

Câu 8 : Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , \(SA\perp\left(ABC\right)\) , \(SA=a\frac{\sqrt{3}}{2}\) . Gọi (P) là mặt phẳng đi qua A và vuông góc với trung tuyến SM của tam giác SBC . Thiết diện của (P) và hình chóp S.ABC có diện tích bằng ?

A. \(\frac{a^2\sqrt{6}}{8}\)

B. \(\frac{a^2}{6}\)

C. \(a^2\)

D. \(\frac{a^2\sqrt{16}}{16}\)

Câu 9 : Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của S lên (ABC) trùng với trung điểm H của cạnh BC . Biết tam giác SBC là tam giác đều . Tính số đo của góc giữa SA và (ABC)

A. 600

B. 750

C. 450

D. 300

HELP ME !!!! giải chi tiết giùm mình với ạ

Nguyễn Việt Lâm
6 tháng 6 2020 lúc 19:26

Câu 1:

Hai vecto \(\overrightarrow{BG}\)\(\overrightarrow{AH}\) song song cùng chiều

\(\Rightarrow\left(\overrightarrow{AC};\overrightarrow{BG}\right)=\left(\overrightarrow{AC};\overrightarrow{AH}\right)=\widehat{CAH}\)

Tam giác CAH đều (3 cạnh bằng nhau)

\(\Rightarrow\widehat{CAH}=60^0\)

Câu 2:

Gọi M là trung điểm AC \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}IM//AB\\IM=\frac{1}{2}AB=\frac{a}{2}\end{matrix}\right.\) (đường trung bình)

\(\left\{{}\begin{matrix}JM//CD\\JM=\frac{1}{2}CD=\frac{a}{2}\end{matrix}\right.\) (cũng đường trung bình)

\(\Rightarrow\) Góc giữa AB và CD bằng góc nhọn giữa IM và JM

\(cos\widehat{IMJ}=\frac{IM^2+JM^2-IJ^2}{2IM.JM}=-\frac{1}{2}\)

\(\Rightarrow\widehat{IMJ}=120^0\Rightarrow\) góc giữa AB và CD bằng \(180^0-120^0=60^0\)

Nguyễn Việt Lâm
6 tháng 6 2020 lúc 19:39

Câu 3:

\(\left(SB;AB\right)=\widehat{SBA}\)

\(tan\widehat{SBA}=\frac{SA}{AB}=\sqrt{3}\Rightarrow\widehat{SBA}=60^0\)

Câu 4:

Tứ diện ABCD đều \(\Rightarrow AC\perp BD\)

\(cos\left(AC;BM\right)=\frac{\left|\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{BM}\right|}{AC.BM}=\frac{\left|\overrightarrow{AC}\left(\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{BD}\right)\right|}{2AC.BM}\)

\(=\frac{\left|\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{BC}\right|}{2AC.BM}=\frac{AC.BC.cos60^0}{2AC.BM}=\frac{a^2.\frac{1}{2}}{2.a.\frac{a\sqrt{3}}{2}}=\frac{\sqrt{3}}{6}\)

Câu 5:

\(\overrightarrow{PQ}=\overrightarrow{PA}+\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{CQ}\) ; \(\overrightarrow{PQ}=\overrightarrow{PB}+\overrightarrow{BD}+\overrightarrow{DQ}\)

Cộng vế với vế (với lưu ý \(\overrightarrow{PA}=-\overrightarrow{PB};\overrightarrow{CQ}=-\overrightarrow{DQ}\))

\(\Rightarrow\overrightarrow{PQ}=\frac{1}{2}\left(\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BD}\right)\)

\(\Rightarrow\overrightarrow{PQ}.\overrightarrow{AB}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}+\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{BD}=0+0=0\)

\(\Rightarrow PQ\perp AB\Rightarrow\left(PQ;AB\right)=90^0\)

Nguyễn Việt Lâm
6 tháng 6 2020 lúc 19:45

Câu 6:

Bạn kiểm tra lại đề, \(SO\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SO\perp OB\Rightarrow\widehat{SOB}=90^0\)

Nên không thể có chuyện \(tan\widehat{SOB}=\frac{1}{2}\)

Câu 7:

H là trực tâm tam giác ABC \(\Rightarrow BH\perp AC\)

\(SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp BH\)

\(\Rightarrow BH\perp\left(SAC\right)\Rightarrow BH\perp SC\) (1)

K là trực tâm tam giác SBC \(\Rightarrow BK\perp SC\) (2)

(1);(2) \(\Rightarrow SC\perp\left(BHK\right)\Rightarrow\) góc giữa SC và (BHK) bằng 90 độ

Nguyễn Việt Lâm
6 tháng 6 2020 lúc 19:55

Câu 8:

Kẻ \(AH\perp SM\)

Trong mặt phẳng (SBC), qua H kẻ đường thẳng song song BC cắt SB và SC lần lượt tại P và Q

\(\Rightarrow\Delta APQ\) là thiết diện của (P) và chóp

\(AM=\frac{a\sqrt{3}}{2}\) (trung tuyến tam giác đều)

\(\Rightarrow SA=AM\Rightarrow\Delta SAM\) vuông cân tại A

\(\Rightarrow AH=\frac{SA\sqrt{2}}{2}=\frac{a\sqrt{6}}{4}\) đồng thời H là trung điểm SM

\(\Rightarrow PQ=\frac{1}{2}BC=\frac{a}{2}\) (đường trung bình)

\(\Rightarrow S_{\Delta APQ}=\frac{1}{2}AH.PQ=\frac{a^2\sqrt{6}}{16}\)

Câu 9.

\(SH\perp\left(ABC\right)\Rightarrow\widehat{SAH}\) là góc giữa SA và (ABC)

\(SH=AH=\frac{a\sqrt{3}}{2}\Rightarrow\Delta SAH\) vuông cân tại H

\(\Rightarrow\widehat{SAH}=45^0\)


Các câu hỏi tương tự
Ngô Hoàng Mỹ Thy
Xem chi tiết
Hoàng Anh
Xem chi tiết
Kimian Hajan Ruventaren
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết