CÂU 1: Cho câu thơ : " Tưởng người dưới nguyệt chén đồng"
1. Có thể đảo vị trí hai từ " tưởng " và '' xót" trong đoạn trích cho nhau được không? vì sao?
2. " Người dưới nguyệt chén đồng" và " Người tựa cửa hôm mai " là những ai ? Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai hình ảnh này? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy là gì?
1) Theo mình thì không thể. Vì :
- "Tưởng" là từ ngữ gợi lên hình ảnh Thúy Kiều và Kim Trọng cùng uống chén rượu thề trăm năm chung thủy dưới ánh trăng sáng. Bên cạnh đó còn là sự thương cảm cho sự mong chờ vô ích của chàng Kim đang ngày đêm mong chờ nàng quay về mà không hay biết rằng nàng đang ở chốn nguy hiểm thương xót (chưa biết nàng phải bán thân cứu cha)
-"Xót" là từ ngữ để diễn tả sự xót thương, lo lắng cho cha mẹ già ở quê đang ngày ngày mong ngóng tin tức của con gái. Nàng thw cha mẹ tuổi đã cao, sức đã yếu lỡ mai kia trái gió trở trời sẽ k có ai "quạt nồng ấp lạnh". -> đã biết nàng phải bản thân cứu nhà.
=> hai đối tượng diễn tả tình cảm khác nhau.
2)
- Người...đồng => Kim Trọng
-Người...mai => cha mẹ Thúy Kiều
=> BPNT : ẩn dụ -> tác dụng : diễn tả sâu sắc nỗi buồn, nỗi thương nhớ người yêu, xót thw cha mẹ của nàng Kiều; tạo ấn tượng với bạn đọc.
<tớ tự làm nhé !>