Câu 1. Cho 60,5g hỗn hợp gồm hai kim loại Zn và Fe tác dụng hết với dd HCl. Thành phần phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp là 46,289%. Tính:
a) Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
b) Thể tích H2 sinh ra (đktc)
c) Khối lượng các muối tạo thành
Câu 2. Khí X có tỉ khối đối với oxi bằng 1,0625. Đốt 3,4g khí X người ta thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 1,8g H2O. Công thức phân tử của X là bao nhiêu?
Câu 3. Cho 1,06g muối cacbonat kim loại hóa trị I tác dụng hết với dd HCl thấy thoát ra 224 ml khí CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử muối cacbonat.
HELP ME
Câu 1.
a) PTHH:
(1) \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\uparrow\)
(2) \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl+H_2\uparrow\)
\(m_{Fe}=\frac{46,289}{100}\cdot60,5=28\left(g\right)\)
\(\rightarrow n_{Fe}=\frac{28}{56}=0,5\left(mol\right)\)
\(m_{Zn}=60,5-28=32,5\left(g\right)\)
\(\rightarrow n_{Zn}=\frac{32,5}{65}=0,5\left(mol\right)\)
b) Theo pt (1): n\(H_2\) = nFe = 0,5 (mol)
Theo pt (2): n\(H_2\) = nZn = 0,5 (mol)
\(\Rightarrow V_{H_2}=22,4\cdot\left(0,5+0,5\right)=22,4\left(l\right)\)
c)
Theo pt (1) \(\Rightarrow n_{FeCl_2}=n_{Fe}=0,5\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{FeCl_2}=0,5\cdot127=63,5\left(g\right)\)
Theo pt (2) \(\Rightarrow n_{ZnCl_2}=n_{Zn}=0,5\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{ZnCl_2}=0,5\cdot136=68\left(g\right)\)
Câu 2.
Khối lượng mol phân tử X là: \(1,0625\cdot32=34\left(g\right)\)
\(n_{SO_2}=\frac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
Trong 0,1 mol SO2 có 0,1 mol nguyên tử S ứng với khối lượng:
\(m_S=0,1\cdot32=3,2\left(g\right)\)
n\(H_2O\) = \(\frac{1,8}{18}=0,1\left(mol\right)\), trong đó có 0,2 mol nguyên tử H ứng với khối lượng: \(1\cdot0,2=0,2\left(g\right)\)
\(m_X=m_S=m_H=3,4\left(g\right)\), như vậy chất X không có oxi.
\(n_X=\frac{3,4}{34}=0,1\left(mol\right)\)
Do đó: 0,1 mol phân tử X có chứa 0,1 mol nguyên tử S và 0,2 mol nguyên tử H.
Vậy 1 mol phân tử X có chứa 0,1 mol nguyên tử H. Công thức hóa học của hợp chất là H2S
Câu 3.
Gọi M là kí hiệu nguyên tử khối của kim loại hóa trị I. Công thức muối là M2CO3.
PTHH:
M2CO3 + 2HCl ------> 2MCl + H2O + CO2
(2M + 60) (g) _____________________22400ml
1,06(g)_________________________224ml
Theo phương trình hóa học trên, ta có:
\(\frac{2M+60}{1,06}=\frac{2240}{224}\rightarrow M=23\)
Vậy công thức muối là Na2CO3
Câu 1:
PTHH: Zn + 2HCl \(\rightarrow\) ZnCl2 + H2\(\uparrow\)
Fe + 2HCl \(\rightarrow\) FeCl2 + H2\(\uparrow\)
a) Theo đề, ta có: %mFe = \(\frac{m_{Fe}}{m_{hh}}.100\%\)
=> 46,289 = \(\frac{m_{Fe}}{60,5}.100\%\)
=> mFe = \(\frac{46,289.60,5}{100}=28\left(g\right)\)
=> mZn = 60,5 - 28 = 32,5 (g)
b) nFe = \(\frac{28}{56}=0,5\left(mol\right)\)
nZn = \(\frac{32,5}{65}=0,5\left(mol\right)\)
Theo PT(1): n\(H_2\) = nZn = 0,5 (mol)
Theo PT(2): n\(H_2\) = nFe = 0,5 (mol)
=> n\(H_2\) = 0,5 + 0,5 = 1 (mol)
=> V\(H_2\) = 1.22,4 = 22,4 (l)
c) Theo PT(1): ngóc Cl = 2nZn = 2.0,5 = 1 (mol)
Theo PT(2): ngóc Cl = 2nFe = 2.0,5 = 1 (mol)
=> ngóc Cl = 1 + 1 = 2 (mol)
=> mgóc Cl = 2.35,5 = 71 (g)
=> mhh muối tạo thành = mhh kl + mgóc Cl = 60,5 + 71 = 131,5
Câu 2:
Theo đề, ta có sơ đồ pứ: X + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) SO2\(\uparrow\) H2O
Ta có: d\(\frac{X}{O_2}\) = 1,0625 => MX = 1,0625.32 = 34 (g/mol)
n\(SO_2\) = \(\frac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
=> nS = 0,1 (mol)
=> mS = 0,1.32 = 3,2 (g)
n\(H_2O\) = \(\frac{1,8}{18}=0,1\left(mol\right)\)
=> nH = 0,1.2 = 0,2 (mol)
=> mH = 0,2 (g)
=> mS + mH = 3,2 + 0,2 = 3,4 (g) = mX
=> X gồm 2 nguyên tố: H,S
Gọi CTHH cần tìm của X là HxSy (x,y\(\in\)N* )
Ta có tỉ lệ: nH : nS = 0,1:0,2 = 2:1
=> CTHHĐG của X là (H2S)n
Vì M\(\left(H_2S\right)_n\) = 34
=> 2n + 32n = 34
=> 34n = 34
=> n = 1
Vậy CTHH của X là H2S
Câu 3: Gọi CT của muối cacbonat cần tìm là A2CO3
PTHH: A2CO3 + 2HCl \(\rightarrow\) 2ACl + H2O + CO2\(\uparrow\)
n\(CO_2\) = \(\frac{0,224}{22,4}=0,01\left(mol\right)\)
Theo PT: n\(A_2CO_3\) = n\(CO_2\) = 0,01 (mol)
=> M\(A_2CO_3\) = \(\frac{1,06}{0,01}=106\left(\frac{g}{mol}\right)\)
=> 2A + 60 = 106
=> 2A = 46
=> A = 23 (Na)
Vậy CT muối cacbonat là Na2CO3