Câu 1 (1 điểm):
Bài 1: Bài tập 3, 4, 5 (sgk/ trang 31,32,33)
Bài 2: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra các dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến đó:
a. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.
b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ!
c. Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!
d. Ừ được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
e. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Bài 3: Tìm các câu cầu khiến trong các câu sau. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó có chủ ngữ. Nếu bỏ chủ ngữ đi có được không?
a. Đứa bé nghe tiếng rao, bống dưng cất tiếng nói:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây.
b. Ông cầm lấy cái này về tâu với đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để sẻ thịt chim.
Bài 4: Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong câu cầu khiến sau:
Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Bài 5: Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ (trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài)
(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
– Thôi hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.
(2) – Đem chia đô chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.
(3) – Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) với chủ đề tự chọn, có sử dụng ít nhất một câu cầu khiến. Gạch chân dưới câu cầu khiến.
Tham khảo:
Câu 2:
a, Đừng cho gió thổi nữa
Dấu hiệu: có từ cầu khiến"đừng"
b, Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ!
Dấu hiệu: có từ cầu khiến "đừng"
c, Xin bệ hạ hãy hoàn gươm lại cho Long Quân
Dấu hiệu: có từ cầu khiến "xin"
d, Muốn hỏi con gái ra, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm.....
Dấu hiệu: có từ cầu khiến "hãy"
e, Cho gió to thêm một tí!
Dấu hiệu: dấu chấm than thể hiện sự cầu khiến
g, Nộp tiền sưu! Mau!
Dấu hiệu: dấu chấm than thể hiện sự cầu khiến
Câu 4:
Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Câu 5:
(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
– Thôi hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.
=>Thái độ bình tĩnh nhưng với giọng nói khàn
(2) – Đem chia đô chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.
=> Người mẹ giục 2 anh em chia đồ chơi
(3) – Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
=> Thái độ bực tức của người mẹ nhưng trong đó chứa cả tình yêu thương
Câu 5:
Ôi chao! Mùa xuân đến rồi! . Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm đc 1 tuổi xuân. Trong chúng ta ai cũng thích mùa xuân có đúng ko? Mùa xuân, 1 năm mới đã đến, chúng ta quên hết những thứ ko tốt của năm trc và chuẩn bị những thứ mới cho năm nay, ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp, ko ai lại làm điều xấu trong dịp này . Vậy chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé! (Câu cầu khiến)..