Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Câu 1 (1 điểm):
Bài 1: Bài tập 3, 4, 5 (sgk/ trang 31,32,33)
Bài 2: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra các dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến đó:
a. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.
b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ!
c. Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!
d. Ừ được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
e. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Bài 3: Tìm các câu cầu khiến trong các câu sau. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó có chủ ngữ. Nếu bỏ chủ ngữ đi có được không?
a. Đứa bé nghe tiếng rao, bống dưng cất tiếng nói:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây.
b. Ông cầm lấy cái này về tâu với đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để sẻ thịt chim.
Bài 4: Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong câu cầu khiến sau:
Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Bài 5: Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ (trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài)
(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
– Thôi hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.
(2) – Đem chia đô chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.
(3) – Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) với chủ đề tự chọn, có sử dụng ít nhất một câu cầu khiến. Gạch chân dưới câu cầu khiến.
Câu 1: Tìm các câu cầu khoeens dưới đây . Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó không có chủ ngữ
a) Ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây
b) cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!
c) thằng kia! ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à nộp tiền xu!Mau
Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu cầu khiến đó
a) đừng cho gió thổi nữa! đừng cho gió thổi nữa
b) con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa Sáng em hãy sống hay chốn đi Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu
c) đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ
d) xin bệ hạ hoàng gươm lại cho Long Quân
e) Bưởi ơi nghe ta gọi
Đừng làm cao
Đừng trốn trắng
Lên với tao
vui tiếp nào
Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, tôi đã được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ.
Cho mình hỏi có phải là câu trần thuật ko. Nếu là câu trần thuật thì chức năng là gì. Phân tích chủ ngữ, vị ngữ trong câu
ĐA TẠ
Lập dàn ý cho đề bài sau: Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, vì nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
a) Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.
b) Thân bài:
Câu hỏi | Câu chủ đề | Luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) | |
Là gì? |
|
|
|
Tại sao? |
|
|
|
Làm gì |
|
|
|
c) Kết bài: đánh giá, tổng kết vấn đề, liên hệ bản thân.
Cho câu thơ :Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâuCâu 1: Chép nốt các câu thơ để có một khổ thơ hoàn chỉnhCâu 2: Nêu nội dung chính của khổ thơ bằng một câu văn có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ Câu 3: Nêu ra ít nhất một biện pháp nghệ thuật và cho biết công dụng của nóCâu 4: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ trên
Khuyến khích và tạo điều kiện cho con tự trải nghiệm để hiểu rõ giá trị của lao động, là cách nhiều ông bố bà mẹ nổi tiếng đã làm nhằm tạo bước đệm vững chãi giúp con tự đứng trên đôi chân của mình.
Làm việc, không chỉ vì muốn được tự chủ tài chính mà còn là cơ hội giúp một người thỏa sức sáng tạo và “định nghĩa” bản thân qua cọ xát thực tế. Đó cũng là cách ông chủ Nhà Trắng và phu nhân của mình muốn hai con gái hiểu rõ.... Họ luôn lấy câu chuyện thực tế của mình làm tấm gương cho con. Và đồng ý cho 2 con gái làm ít nhất một lần những công việc lao động cực nhọc, với mức lương thấp nhất.
Đồng tình với quan điểm trên, danh ca nhạc pop Sting tuyên bố không để lại gia tài 180 triệu bảng Anh cho con một cách dễ dàng vì ông không muốn làm hư con mình trước khi chúng hiểu được giá trị của lao động. Từ nhỏ, các con của Sting đã được dạy bài học sống không dựa dẫm. Lũ trẻ nhà Sting đều “khởi nghiệp” từ rất sớm, cũng lăn xả làm thêm như bất cứ bạn trẻ nào. Sting có thể giúp nếu con gặp khó khăn nhưng anh cho biết, dường như số lần ấy rất hiếm. Giờ đây, họ đã trưởng thành, có sự nghiệp riêng và cũng chẳng “đoái hoài” đến số tài sản của bố.
Susan Bruno, chuyên viên về quản lý tài sản, người đồng sáng lập trang tư vấn đầu tư CollegeCFO.org chia sẻ bí quyết dạy con: “Nếu bố mẹ hy sinh cho con, làm thay con quá nhiều thì chẳng khác nào cố làm hư đứa trẻ”
1.Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
2.Ghi lại câu văn khái quát chủ đề chính trong đoạn trích trên?
3.Theo em vì sao danh ca nhạc pop Sting tuyên bố ''không để lại gia tài 180 triệu bảng Anh cho con 1 cách dễ dàng''?
4.Em có đồng tình với Susan Bruno rằng:''Nếu bố mẹ hy sinh cho con, làm thay con quá nhiều thì chẳng khác nào cố làm hư đứa trẻ''. Vì sao?