Bài viết số 7 - Văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phu Vo

cần lém bài văn cảm nhận và phân tích bài mùa xuân nho nhỏ ạ thứ 6 kt ùi ?

mà h nhìn văn mẫu hay sách giải làm sao cũng k bít cách sửa thành văn mình , gặp cô mình là thánh soi nữa lo hết sức !!!!!

nguyễn thị ngọc anh
27 tháng 3 2017 lúc 20:32

Thanh Hải -một cây bút có công lớp thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam ngay từ những ngày đầu.Thơ ông có ngôn ngữ trong sáng,giàu âm điệu,nhạc điệu,cảm xúc thiết tha,bình dị,lắng đọng."Mùa xuân nho nhỏ"là bài thơ tiêu biểu của ông đc viết tháng 11-1980.Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha đối với cuộc sống với đất nước và ước nguyện của nhà thơ.

Bằng tấm lòng yêu thương,trân trọng cuộc sống,Thanh Hải đã cảm nhận được bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân thật đẹp,tràn đầy sức sống và sự tươi trẻ:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Ngay ở câu1 động từ "mọc" được đảo lên đầu câu đã gợi tả một dức xuân,sự ngạc nhiên thi vị của nhà thơ khi nhận thấy dấu hiệu của mùa xuân đó về.Màu sắc của bức tranh xuân đó thật tươi tắn,trẻ trung,hài hoà,màu xanh của dòng sông làm nền cho bông hoa màu tím biếc.Bức tranh với ko gian được mở ra cao rộng,phóng khoáng,từ dòng sông lớn đến bầu trời.Bức tranh đó còn có âm thanh vang vọng,tươi vui,tiếng hót của chim chiền chiện đánh thức sức sống của mùa xuân.Phải yêu thương gắn bó máu thịt với quê hương thì nhà thơ Thanh Hải mới tìm được những nét rất riêng của mùa xuân xứ Huế.Khi đứng trước màu xuân tươi đẹp nhà thơ say sưa,ngây ngất biết chững nào.Những tiếng hót của chim chiền chiện được đón nhận bằng sự chuyển đổi cảm giác,từ sự cảm nhận bằng thính giác đã chuyển sang cảm nhận bằng thị giác rồi lại được cảm nhận bằng xúc giác.Nhà thơ đã đón nhận giọt sương bằng tất cả các giác quan,bằng niềm say sưa,ngây ngất và bằng cả tấm lòng yêu thương và trân trọng cuộc đời.

Mùa xuân của đất nước,của cách mạng,của hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước.Mùa xuân chiến đấu,mùa xuân xây dựng cũng tràn đầy sức sống như màu xuân của đất trời:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc dắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải đầy nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Hình ảnh "lộc" ở đây vừa có nghĩa là mầm non,chồi non,vừa có nghĩa là niềm vui,niềm hạnh phúc,sự hứa hẹn và may mắn.Người ra trận mang trên lưng vòng lá nguỵ trang như mang theo cồi non,lộc biếc của màu xuân,mang theo ca sức sống bất diệt của dân tộc phải trải qua mấy nghìn năm dựng nước,giữ nước.Ngườu ra đồng gieo thầm chồi non,mầm xanh của sự sống,mang đến một cuộc hồi sinh cho mảnh đất còn khói bom khói đạn,còn bao mảnh ghép,mảnh gang.Ta thấy ko phải chỉ có mùa xuân theo về,mà còn có cả mùa xuân sinh thành,màu xuân nảy nở theo bước chân người cầm súng,người ra đồng.Câu thơ sử dụng điệp ngữ "tất cả" nhấn mạnh sự đồng lòng,nhất trí của mọi người trong mọi việc và thể hiện cả niềm tin,sự tự hào của nhà thơ.

Đứng trước màu xuân tươi đẹp của thiện nhiên,đất nước,nhà thơ đã tâm niệm sống hào nhập vào cuộc sống đất nước,cống hiến phần tốt đẹp vào cuộc đời chung.Những suy ngẫm tâm niệm ấy đến một cách tự nhieentrong mạch cảm xúc của nhà thơ qua những hình ảnh tự nhiên và đẹp:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Nhà thơ muốn làm "con chim" cất cao tiếng hót mang đến niềm vui,muốn làm "cành hoa" dâng hương sắc,muốn làm "một nốt trầm " trong bản hào ca chúng ca ngợi đất nước non sông,ca ngợi cuộc đời mới.Các câu từ lặp lại ở khổ 1 tạo ra sự đối ứng chặt chẽ.Điệp từ "ta làm" như là khẳng định ước muốn,quyết tâm mãnh liệt.Thanh Hải nguyện làm những vật rất nhỏ bé,rất bình thường nhưng cí ích cho đời.Muốn làm một nốt trần chứ ko phải nốt cao vượt trội để khẳng định mình.Đây cũng là ước nguyện cao đẹp chung của rất nhiều người.Điệp ngữ "dù là" như một lời quyết tâm,lời thách thức thời gian,tuổi già,bệnh tật.Bản thân tác giả,tuổi 20 tươi đẹp đó cống hiến đến khi tóc bạc,tuổi già đó cống hiến thơ hay,dạt dào cảm xúc.Ước nguyện của nhà thơ cũng là ước nguyện,là lẽ sống chung của mọi người,nói như nhà thơ Tố Hữu:

Nếu là con chim,chiếc lá

Thì con chim phải hót,chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho,đâu chỉ nhận riêng mình.

Bài thơ kết thúc bằng một âm điệu dân ca xứ Huế mênh mang,tha thiết biểu lộ niềm tin yêu của tác gải vào cuộc đời,vào đất nước qua những giá trị truyền thống bền vững:

Mùa xuân-ta xin hát

Câu Nam ai,Nam bình

Nước non ngàn dăm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tền đất Huế.

Khổ cuối hào nhịp với cảm xúc chung của bài thơ.Khi được cống hiến,tâm hồn thanh thản,cất cao lời ca tiếng hót.Cụm từ"nước non.... ngàn dặm tình" được lặp đi lặp lại có tác dụng như một lời hát mê say yêu đời,yêu cuộc sống.Với tác giả,trên đất nước này,đâu đâu cũng đẹp,cũng thấm đượm tình người,và luôn có tấm lòng sẵn sàng cống hiến

Bài thơ thể hiện một vấn đề nhân sinh quan rất lớn.Sống có ích,sống đẹp là sống cống hiến cho đời.Điều đó được rút ra từ trải nghiệm suốt cuộc đời của tác gải.Để giờ đây,lâm trọng bệnh nhà thơ đã để lại cho đời một bài thơ ngắn gọn,cấu trúc chặt chẽ như một lời nhắn nhủ thiết tha,nhẹ nhàng,chân thành


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Xuân Lực
Xem chi tiết
Loan Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Ngọc
Xem chi tiết
Phiên âm Music
Xem chi tiết
Hoàng Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bình
Xem chi tiết
Minh Lê
Xem chi tiết
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết