Cần lắm 1 sự giúp đỡ
chọn 1 trong 2 chủ đề dưới đây (Viết không quá 1000 từ)
1) Những vấn đề nào liên quan đến trẻ em tại địa phương mà bạn cho rằng phải đặc biệt quan tâm hiện nay? Giải pháp cấp bách cũng như lâu dài để giải quyết vấn đề đó trong thời gian đến
2) Hãy viết về 1 gương 'người tốt việc tốt ', theo bạn là điển hình trong công tác trẻ em mà bạn tâm đắc nhất
2.
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”
Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.
Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.
Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.
Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.
Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.
Như ta đã biết Thời gian qua qua các tin bài, báo chí, loa đài…nạn bắt cóc trẻ em đang được biết đến như một hồi chuông cảnh báo đối với tất cả các gia đinh, bố mẹ, người trông giữ trẻ.
Hành vi Bắt cóc trẻ em đang diễn biến khó lường với sự gia tăng nhanh chóng về số vụ, thủ đoạn gây án tinh vi, tính chất liều lĩnh, táo tợn. Hành vi bắt cóc có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ gia đình nào và với trẻ ở mọi lứa tuổi.
Đối tượng gây án có thể là bạn bè, người thân trong gia đình; người hiếm con; kẻ buôn người nhưng tập trung vào số đối tượng lưu manh hình sự, tù tha, nghiện hút ma túy, không có công ăn việc làm, thua nợ bóng đá, lô đề, cờ bạc.
Khi phát hiện trẻ chỉ có một mình, đối tượng tìm cách tiếp cận, dụ dỗ trẻ đi theo. Chúng có thể giả danh người nhà của trẻ hoặc là người được bố mẹ trẻ nhờ đón để lừa giáo viên, lừa các cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học, THCS… hoặc đóng giả làm y tá, bác sĩ hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để lân la làm quen với sản phụ tại các bệnh viện, rồi lợi dụng sơ hở để bắt cóc trẻ sơ sinh; bắt cóc chính con, em, cháu ruột của mình để tống tiền người thân. Hiện nay, nhiều đối tượng còn lợi dụng mạng xã hội như facebook, zalo… để làm quen, rủ rê trẻ đi chơi, xem phim với chúng để bắt cóc…
Nguyên nhân của các vụ bắt cóc trước hết là do sự chủ quan, lơ đãng, bất cẩn, mất cảnh giác của cha mẹ hay thầy cô giao trong việc trông coi trẻ. Nhiều cha mẹ “sính” con, khoe con trên mạng xã hội, hoặc cho con đeo những đồ trang sức đắt tiền ra đường, tạo cơ hội để tội phạm để ý và tìm cách bắt cóc trẻ để tống tiền.
Ta cần phải bảo vệ, quản lý con cái trước sự manh động, nguy hiểm của tội phạm, bằng cách:
Trước tiên, cha mẹ cần nói với trẻ về nạn bắt cóc trẻ em để trẻ cảnh giác. Cha mẹ cần lên danh sách “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: thầy cô giáo, công an, bộ đội, bác bảo vệ cơ quan, nhà trường…. hoặc những bà mẹ đi cùng con nhỏ trên đường để trẻ có thể trông cậy, đề nghị giúp đỡ trong tình huống nguy hiểm.
Cha mẹ,giáo viên cần dạy trẻ nhớ họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, nghề nghiệp của bố mẹ, và chỉ cung cấp với những người “những người lạ có thể tin tưởng”.
Khi ra đường, chúng ta phải luôn nhắc trẻ không được nói chuyện hay đi theo người lạ và nhận đồ vật của người lạ và khi bị người lạ kéo, dắt, lôi đi, trẻ cần biết kêu gào, khóc thật to để gây sự chú ý với người xung quanh. Khi trẻ vào độ tuổi tiểu học, THCS bắt đầu tham gia các hoạt động của trường lớp, cha mẹ cần dạy trẻ biết tuân theo các quy định của người phụ trách; cảnh báo mối nguy hiểm khôn lường khi trẻ đi một mình tại những nơi vắng vẻ. Nếu trẻ đã đến tuổi đi chơi với bạn bè mà không có sự giám sát của người lớn, thì hãy dặn trẻ luôn luôn để mắt tới nhóm bạn.
Khi tham gia giao thông, cha mẹ chở trẻ đi chơi hay đi học cần chú ý quan sát và luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe/ người lạ đeo bám theo sau một cách không bình thường. Khi đó cần dừng lại ở chỗ đông người, ghi nhớ lại biển số xe đó. Khi cảm thấy nguy hiểm, cần cho xe vào cửa hàng, nhà dân quanh đó, nói với “những người có thể tin tưởng” về việc mình bị người lạ bám theo.
Trường hợp phát hiện con mình đã bị bắt cóc, ta cần phải:
Khi trẻ bị bắt cóc, gia đình nhất thiết phải trình báo với cơ quan công an gần nhất (kể cả bị đối tượng ngăn cản báo công an). Việc trình báo cần bí mật, vì đối tượng có thể đang quanh quẩn để quan sát động thái của gia đình trẻ.
Khi đối tượng gọi điện tới để đòi tiền chuộc, bố mẹ bí mật ghi âm lại cuộc gọi, lưu số máy gọi đến. Trong khi nói chuyện, người nhà cần tỏ ra sợ hãi và ngoan ngoãn chấp hành mọi yêu cầu của đối tượng, luôn miệng xin chúng đừng làm hại đứa trẻ. Để tránh nghi ngờ, chúng ta tập trung vào việc “mặc cả”, thảo luận về thời gian, địa điểm, cách thức giao nhận tiền… Sau đó, gia đình phải báo cáo và hợp tác chặt chẽ với công an.