Cô tớ đọc cho
Chủ tịch HCm là 1 vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng VN .Không nHững thế, Bác còn là 1 nhà thơ lớn và đã để lại rất nhiều tác phẩm hay .Trong đó ,,tpham mà em thích nhất đó là bài thơ "Ckhuya" .Bài thơ đc sáng tac nam 1947 ơ choen khu VB .Bài thơ đaz giúp e cnhan đc canh dem trang o chien khu VB và tyeu tnhien ,lòng yêu nc sâu nặng , phong phú ung dung ,lạc quan của Bác Hồ
Trc hết ,2 câu thơ đầu đã mở ra cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Thằng lồng cổ thụ bóng lông hoa"
Trong câu thơ thứ nhất tác giả đã sử dụng phép so sánh. Tiếng suối là âm thanh tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người khiến người đọc có cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn. Phép so sánh đó làm cho bức tranh rừng Việt Bắc không lạnh lẽo, hoang vắng mà gần gũi và ấm áp sức sống. Không những thế cách ngắt nhịp 3/ 4 và từ "trong "còn cho ta thấy âm thanh tiếng suối trong trẻo, êm ái và không gian yên tĩnh của đêm rừng Việt Bắc.
=> đọc câu thơ em như hình dung được cảnh trên rừng với tiếng suối ngân nga vang vọng xa xa như tiếng hát của người con gái. Đó chính là bút pháp lấy động tả tĩnh được sử dụng trong bài thơ. Qua đó Em cũng thấy được tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nghệ sĩ của bác
Bức tranh đêm rừng Việt Bắc không chỉ có âm thanh của tiếng suối mà còn có hình ảnh của trăng:
" Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Điệp ngữ "lồng" trong câu thơ khiến cho cảnh vật trở nên đan xen ,hòa quyện, gắn bó ,quấn quýt. Bức tranh có vẻ đẹp nhiều tầng lớp, đường nét ,hình khối: có dáng vẻ vươn cao tỏa rộng của vòng cổ thụ, trên cao là vầng trăng lãng mạn tỏa ánh sáng lấp loáng. Ánh trăng Xuyên Qua Kẽ Lá in xuống mặt đất tạo thành muôn nghìn bông hoa. Tuy bức tranh chỉ có 2 màu sáng tối và đêm trắng nhưng nó đã tạo ra vẻ đẹp lung linh ,huyền ảo của đêm trăng. Qua những vần thơ của Bác bức tranh thiên nhiên Lười như có hồn hóa hợp và ấm áp
Nếu hai câu thơ đầu tả cảnh khuya nơi rừng Việt Bắc thì hai câu thơ sau đã gợi tả hình ảnh con người" Cảnh khuya như về người chưa ngủ/ chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ sử dụng biện pháp điệp ngữ. Điệp ngữ" chưa ngủ" vừa khái quát vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ,vừa cho ta thấy tâm trạng của Bác Hồ, bác chưa ngủ vì "Cảnh khuya như vẽ", vì đêm trăng quá đẹp. Nhưng quan trọng hơn bác chưa ngủ vì "lo nỗi nước nhà". cuộc đời của bác đã có nhiều đêm không ngủ như thế. Bác không ngủ vì" bác thương đoàn dân công/ đêm nay ngủ ngoài rừng". Bác còn không ngủ vì" sao vàng năm cánh mộng hồn quanh". Đêm nay lại là một đêm bác không ngủ vì lo cho dân cho nước , lo cho cuộc kháng chiến. Tình yêu nước của bác thật lớn lao làm sao! nhưng rung động trước cảnh khuya là của một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm tinh tế. Nỗi lo lắng cho vận nước lại là của 1 lãnh tụ vĩ đại. Điều kỳ diệu là 2 mét tâm hồn thi sĩ, sĩ lại hòa hợp làm một trong con người bác. Chính điều đó đã tạo nên phong thái ung dung của người.
Kết bài
Bài thơ "Cảnh Khuya" đã cho ta chiêm ngưỡng cảnh đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc lung linh huyền ảo. Bài thơ còn cho ta hiểu thêm về tâm hồn của Bác- một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc, ung dung lạc quan. Qua đó em thấy vô cùng yêu thích bài thơ và kính trọng bác Hồ. Em nghĩ rằng với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, Cảnh khuya sẽ còn mãi với thời gian và hấp dẫn bao thế hệ bạn đọc.
Cái này là cô mình đọc cho không phải chép trên mạng đâu nha bài này mình thi học kì nên cô đọc cho mình
Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ, là chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng, người còn là một nhà văn, nhà thơ. Với tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên tha thiết, đã có rất nhiều sáng tác của người lấy chủ đề từ thiên nhiên, “Cảnh khuya” là một bài thơ được người viết trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc. Tác phẩm lấy cảm hứng từ một đêm trăng đẹp trong rừng sâu của Người, để lại trong lòng người yêu thơ văn nhiều ấn tượng sâu sắc.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Ở nơi núi rừng Việt Bắc, vào một đêm trăng thanh, khi giấc ngủ đã đưa mọi người vào tĩnh lặng, Bác đã nghe thấy “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Trong sự tĩnh mịch của núi rừng đêm khuya, tiếng suối dù ở rất xa xôi vẫn vọng lại những âm thanh trong veo. Dưới ánh trăng vằng vặc sáng ấy, gió đã mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của suối đến để người yêu trăng là Bác được thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, sự kết hợp của âm thanh và ánh sáng, sự kết hợp diệu kỳ này đã đánh thức cả tâm hồn của một người đang đầy lo toan cho những chuyện chính sự, đầy trăn trở cho vận mệnh của cả một dân tộc. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng làm cho lòng người phải lắng lại, rồi lại phải thốt ra. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã được Bác khéo léo sử dụng trong câu thơ đầu bài này. Chỉ một âm thanh là tiếng suối trong toàn bộ bức tranh khuya của người, tiếng suối ấy ở xa lắm, nhưng nghe vọng lại rất rõ và rất trong, điều đó nói lên là, đêm đã khuya lắm, vạn vật như đã chìm sâu trong giấc ngủ rồi, rừng đêm chỉ còn trong tĩnh mịch, yên ắng đến vô cùng. Tiếng suối đêm nghe hay đến thế, tiếng suối khôn chỉ đơn giản là tiếng nước chảy nữa, nó có giai điệu, có hồn và có cả tình người trong đó “như tiếng hát xa”, với biện pháp so sánh này người đọc lại cảm nhận rõ hơn cái hồn thi sĩ của Người, tiếng suối ấy được Bác lắng nghe bằng cả trái tim yêu thiên nhiên tha thiết. Sự ví von trên làm cho ta chợt nhớ đến câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Cũng là những câu thơ viết về tiếng suối, nhưng dưới lăng kính và tâm hồn của mỗi nhà thơ, cái hay của những tiếng động của núi rừng ấy được khai thác ở những khía cạnh khác nhau. Chỉ có một điểm rất chung là, khỏi nguồn cho những vần thơ ấy đều là một tâm hồn yêu thiên nhiên, sự cảm khái của con người trước thiên nhiên. Ngay ở câu thở đâu của bài, ta không chỉ tìm thấy một Bác Hồ với thiên nhiên, không chỉ có tình yêu của người với thiên nhiên, ở đó ta nhận ra tình yêu đất nước bao la của người. Yêu thiên nhiên là yêu đất nước, và chính trong những giờ phút rất cam go với bao suy tư cho những bước đi của đồng bào ấy, người đọc vẫn tìm thấy một Bác lãng mạng, trữ tình. Dưới ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của mình, Người đã giúp cho mỗi chúng ta cảm nhận được sự ngọt ngào, du dương của tiếng suối chảy trong đêm.
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Hiện ra trước mắt ta, ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lỏi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Ôi, thiên nhiên của đất nước mình đây sao? Bác sử dụng bút pháp nghệ thuật nhân hóa cho từ “lồng” để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Bức tranh có trăng, cây, hoa và lá, nhưng bức tranh sống động, bức tranh mang màu sự sống mãnh liệt là nhờ vào biệt tài miêu tả này của Bác. Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Chỉ đọc thơ thôi mà em tưởng như cảnh thơ đang hiện lên mờ ảo trước mắt mình, lại có khi mơ màng như mình cũng đang đứng trong không gian ấy như Bác. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vẻ đẹp bất tận của trăng luôn làm tan chảy tâm hồn của các nhà thơ, ta có thể nào hững hờ trước vẻ đẹp của trăng?
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Sự quyến rũ của trăng, sự dịu êm của tiếng suối, sự cuốn hút của thiên nhiên đã khiến cho lòng người không ngủ được hay vì lý do khác, tình yêu với tạo vật đã lớn nhưng tình yêu lớn lao hơn, thôi thúc hơn trong sâu thẳm của Người là “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Điệp vòng từ “chưa ngủ” hai lần, đó là cách nhấn mạnh tâm tư lớn của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than, Bác dù đứng trước cảnh thiên nhiên đẹp, không khỏi cảm thán, nhưng làm sao quên được sứ mạng cao cả của mình. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời, ta cũng thấy được rằng, Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà Bác phải trăn trở, suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao. Chúng ta nhìn thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng là nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để muôn người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như, trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được yên bình để con người thoả sức ngắm trăng? Đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác, đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm dâng trào trong lòng em cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và em đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn chúng ta và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. “Cảnh khuya” là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự hài hòa giữa cảnh và tình.
Xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Bác, Người đã để lại cho hậu thế rất nhiều những tác phẩm hay ở cả văn và thơ, với rất nhiều thể loại. Nhưng “Cảnh khuya” có thể nói là bài thơ hay nhất trong số những bài viết về đề tài thiên nhiên, đặc biệt là những tác phẩm lấy cảm hứng từ trăng. Bài thơ không chỉ khơi dậy trong em, trong chúng ta tình yêu thiên nhiên, đất nước mãnh liệt, mà qua đó ta còn tìm thấy ngọn nguồn của tình yêu tổ quốc của Bác là xuất phát từ đâu, chính từ tình yêu đối với cảnh vật và con người Việt Nam. Hơn thế, mọi thế hệ còn học tập được ở nhân cách Hồ Chí Minh một thái độ điềm tĩnh, chủ động trước mọi hoàn cảnh. Mặc dù, ẩn sau phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác cùng với vô vàn phẩm chất cao đẹp khác của Người, đã kết tinh một Hồ Chí Minh vĩ đại.