Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lo Anh Duc

Cảm nhận của em về bài thơ viếng lăng Bác của viễn phương.

(Đừng chép mạng nha các pạn)

Thảo Phương
23 tháng 4 2019 lúc 17:12

1. MỞ BÀI

- Giới thiệu tác giả: Viễn Phương là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. ông thường tập trung khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.

- Giới thiệu tác phẩm:

+ Tháng 4 năm 1976, một năm sau khi đất nước được giải phóng, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội, vào lăng viếng Bác.

+Bài thơ "Viếng lâng Bác"(in trong tập "Nhưmây mùa xuân"-1978) được ông viết với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn và tự hào, pha lẫn nỗi đau xót của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu.

2. THÂN BÀI

a) Niềm xúc động mãnh liệt khi mới đến thăm lăng Bác (khổ 1)

- Ngay khi vừa đến bên ngoài lăng, nhà thơ đã bồi hổi, xúc động: "Con ở miền Nam ra thăm láng Bác".

+ Cặp đại từ xưng hô “con - Bác"là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bể trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình.

+ Cách nói giảm nói tránh "thăm"làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.

=> câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, naỵ mới được đến viếng lăng Bác.

- Nhà thơ ấn tượng với "hàng tre"bên ngoài lăng Bác.

+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam.

+ Hình ảnh thơ chứa nhiều sức gợi. "Hàng tre bát ngát" và "hàng tre xanh xanh" gợi vẻ đẹp tràn đẩy sức sống của con người và đất nước ta. vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, hiên ngang, bất khuất của nhân dân được tái hiện rõ nét qua câu thơ

"Bão táp mưa sa đứng thằng hàng".Hàng tre bao quanh lăng còn tượng trưng cho cả dân tộc đang quây quần bên Bác.

=> Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người.

b) Nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ khi vào viếng Bác (khổ 2)

- Nhà thơ đã sáng tạo cặp hình ảnh "mặt trời"thực (Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng)và "mặt trời"ẩn dụ (Thấy một mặt trời trong lâng rất đỏ)chỉ Bác Hổ, tạo nên sự song chiếu: Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ lầm than cũng giống như mặt trời của tạo hóa mang lại sức sống cho muôn loài. Từ đó, khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Bác và thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

- Hình ảnh "dòng người"với điệp từ "ngày ngày"gợi dòng thời gian vô tận, vẽ lên khung cảnh những đoàn người lặng lẽ nối tiếp nhau, thành kính vào viếng Bác. Cách nói “đi trong thương nhớ'thể hiện nỗi nhớtiếc của bao người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.

- “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân"(hay chính là 79 năm cuộc đời Bác đã hiến dâng trọn vẹn cho sự nghiệp giải phóng đất nước) được kết từ hàng triệu trái tim con người Việt Nam cùng bạn bè quốc tế, bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị Cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng nhân dân.

c) Niềm thương nhớ, nỗi xót xa của nhà thơ khi đứng trước di hài Người ....(khổ 3)

- Nhà thơ Viễn Phương đã tái hiện chân thực khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm trong lăng và dáng vẻ thư thái của Bác Hồ. Ánh sáng dịu nhẹ như thể nơi đây có sựhiện diện của vầng trăng. Người nằm đó nhưđang trong giấc ngủ bình yên:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

- Dẫu đã nói giảm nói tránh "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”nhưng nhà thơ vẫn không tránh khỏi nỗi đau xót vỏ bờ:"Vân biết trờixanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim"

+ Hình ảnh "trời xanh"là một ẩn dụ, một lẩn nữa khẳng định sự bất tử của Bác trong tâm hổn dân tộc.

+ “Nghe nhói":gợi nỗi đau đột ngột, bất ngờ, tê tái của một đứa con về muộn, không được gặp Người mà chỉ được ở bên di hài của Người.

Đoạn thơ đã nói được nỗi lòng sâu kín của biết bao thê' hệ con người Việt Nam dành cho Bác: lòng biết ơn, sùng kính, thương nhớ, xót xa,...

d) Cảm xúc của nhà thơ khi từ biệt (khổ 4)

- Nhà thơlưu luyến, nhớ thương khi nghĩvề phútgiây từ biệt: "Maivềmiền Nam thương trào nước mát".Hai tiếng "miền Nam"gợi khoảng cách xa xôi; gợi tấm lòng, tình cảm của con người miền Nam. Cụm từ "thương trào nước mắt" đảcụ thể hóa nỗi nhớ Bác Hồ.

- Ước nguyện hóa thân:

+ Điệp từ "muốn làm"tôđậm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của nhà thơ.

+ Phép liệt kê "con chim", “đóa hoa", “câytre"cónghĩa thực - muốn làm cảnh đẹp bên lăng Người vẩn dụ cho lí tưởng cao đẹp - muốn canh giấc ngủ cho Người.

+ Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ với vị Cha già dân tộc.

3. KẾT BÀI

- Bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi; giọng điệu vừa chân thành, trang nghiêm, vừa sâu lắng vừa tha thiết, đau xót tự hào với các hình ảnh thơvừa mang nghĩa tả thực vừa giàu giá trị tượng trưng, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm yêu kính, niềm tiếc thương chân thành, vô hạn của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác.

- Khẳng định, ngợi ca truyền thống ân nghĩa, thủy chung của dân tộc ta

Huỳnh lê thảo vy
23 tháng 4 2019 lúc 15:47

tham khảo

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.




Các câu hỏi tương tự
Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phụng
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy Vy
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết
Đứchọchỏi
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết