Văn mẫu lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Vân Hà

cảm nhận buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Nguyễn Hải Đăng
5 tháng 12 2017 lúc 12:28

Trần Nhân Tông là một vị vua yêu nước, anh hùng của dân tộc Việt nam, ông có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và khôi phục nền kinh tế nước nhà. Không chỉ là một vị vua tài ba mà Trần Nhân Tông còn là một vị vua có tinh thần thân dân nhất, có khả năng sáng tác thơ văn, nhiều tác phẩm thơ văn của ông giàu giá trị nội dung và được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Một trong số đó ta có thể kể đến tác phẩm thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” hay còn có tên là Thiên trường vãn vọng.

“Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là một bài thơ mang đậm cảm hứng Phật giáo, bằng những ngôn ngữ, hình ảnh vô cùng bình dị, mộc mạc song Trần Nhân Tông đã vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, đồng thời qua đó cũng bộc lộ được tình cảm chân thành, da diết của nhà thơ dành cho quê hương, đất nước của mình. Là một vị vua nhưng Trần Nhân Tông luôn có sự thân dân, gắn bó với cuộc sống của người dân, vì vậy mà trong các tác phẩm thơ văn của ông thường xuất hiện những cảnh sắc tuyệt mĩ song rất đỗi giản dị, thân quen của không gian làng quê:

“Thôn tiền, thôn hậu đạm tự yên



Bán vô bán hữu tịch dương biên”

Dịch:

“Trước thôn, sau thôn, khí trời mờ nhạt như sương khói

Bóng chiều tà nửa không nửa có”

Thiên Trường là quê hương của nhà Trần, nay thuộc tỉnh Nam Định. Vì vậy bài thơ “Đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là bài thơ mà Trần Nhân Tông viết về chính quê hương xứ sở của mình. Cảnh vật mà nhà thơ Trần Nhân Tông mở ra trước mắt người đọc, đó là khung cảnh làng quê lúc chiều tà. Trong không gian của thôn xóm, cảnh vật trở nên vô cùng thi vị, mơ mộng bởi được bao phủ lên mình lớp sương nhờ nhạt. Ta có thể thấy, điểm nhìn của nhà thơ là một không gian ở trên cao, vì chỉ có như vậy thì nhà thơ mới có thể quan sát trọn vẹn được khung cảnh “trước thôn”, “sau thôn”. Trong cái nhìn của nhà thơ, không gian bình dị của làng quê được bao phủ bởi những cảnh vật mờ mờ, ảo ảo, như sương khói.

Vì sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ mà khung cảnh vốn rất đỗi bình dị và gần gũi với con người bỗng chốc trở lại mới lạ, thơ mộng và gợi cho người đọc một liên tưởng, cái thôn quê ấy như đi lạc vào trong cõi thần tiên. Không gian thôn xóm được trải ra mênh mông, bởi giới hạn không có sự xác định, ngoài điểm nhìn rõ nét nhất là vị trí của thôn làng, còn xung quanh bao bọc nó là những cảnh vật mờ ảo, không xác định. Thời gian mà nhà thơ Trần Nhân Tông nói đến trong bài thơ, đó là thời điểm chiều tà, là ranh giới giữa đêm và ngày, trong thời điểm đó, thông thường cái sắc hồng cam của những đám mây khi hoàng hôn sẽ bao phủ lấy không gian, nhưng ở đây nhà thơ lại một lần nữa mang đến cho người đọc một cảm nhận thật độc đáo. Bởi dưới bóng chiều tà, cảnh vật cũng trở nên nửa có, nửa không “Bóng chiều tà nửa không nửa có”, tức cảnh vật hiển hiện trước mặt nửa như thực lại nửa như vô.


Trong hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ Trần Nhân Tông đưa người đọc vào một thế giới vốn quen thuộc nhưng lại huyễn hoặc các giác quan của người đọc bằng những từ ngữ gợi ra sự mơ hồ, không xác định giữa thực- mơ, hư – vô. Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ Trần Nhân Tông vẫn điểm xuyết cho bức họa làng quê của mình bằng những nét bút miêu tả khung cảnh, tuy nhiên, sự mơ hồ đã giảm bớt và mang lại cho người đọc cảm giác thực hơn, đó là những nhịp sống của những người dân, của những con vật gắn liền với không gian dân giã:

“Mục đồng địch lí ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền”

Dịch:

(Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về hết

Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng)

Bức tranh thiên nhiên của Trần Nhân Tông không chỉ được làm nổi bật bởi màu sắc mà còn được phác họa, mô phỏng bởi cả âm thanh, bởi trong không gian văng vẳng của tiếng sáo, những đứa trẻ chăn trâu đã lùa hết trâu về nhà. Ta có thể hiểu tiếng sáo ở đây là âm thanh phát ra của những chiếc sáo, do những đứa trẻ mục đồng thổi. Và trong không gian của chiều tà, cũng là lúc công việc của những đứa trẻ này kết thúc, chúng hò nhau dắt trâu về nhà. Trong không gian đầy rộn ràng của tiếng sáo, từng đôi cò trắng cùng nhau bay xuống ruộng. Thời điểm chiều tà không chỉ là lúc con người tạm ngừng lại mọi hoạt động mà các loài vật cũng vậy, chúng cùng nhau sà xuống cánh đồng để tìm chốn nghỉ. Ở hai câu thơ này, sự kết hợp giữa con người, thiên nhiên và loài vật thật hài hòa.

Như vậy, bài thơ “Đứng ở phủ Thiên Trường” trông ra của nhà thơ Trần Nhân Tông hướng tới khắc họa bức tranh phong cảnh làng quê, ở đó vừa có cái thực của làng quê, vừa có cái mờ ảo của cảnh vật, của không gian. Và trong không gian đầy thi vị ấy không thể thiếu đi bóng dáng của những con người. Chính sự xuất hiện của những đứa trẻ chăn trâu đã làm cho bài thơ trở nên sống động đến lạ kì, vì ở cái không gian thi vị, rộng lớn ấy vẫn ấm lên bởi sự sống của con người. Cũng có thể nói, Trần Nhân Tông phải có sự yêu mến, gắn bó lắm với làng quê thì mới có thể phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt mĩ ngay trong cái không khí bình dị như vậy, bài thơ cũng thể hiện được tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương mình.

Chibi Usa
5 tháng 12 2017 lúc 12:30

Bạn tham khảo nha !!!

Trần Nhân Tông( 1258-1308 ) tên thật là Trần Khâm con trưởng của Trần Thánh Tông,là một ông vua yêu nước,anh hùng,nổi tiếng khoan hòa nhân ái đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống mông-nguyên và giành thắng lợi vẻ vang.Ông vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đại phật cuối đời,vào năm 1928 ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử hiện thuộc tỉnh quảng ninh.Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa một nhà thư của thời trần.

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường.Các vua thời Trần cho xây ở quê một hành cùng gọi là cung thiên trường để thi thoảng có dịp về nghỉ ngơi.Mỗi dịp về đó nhà vua thường lưu lại,nay còn dữ được vài bài trong đó bài thơ Buổi chều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là một trong những bài thơ ấy.

Mở đầu bài thơ là cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lí ngưu quy tân

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Theo như đoạn thơ viết thì đây là một buổi chiều ở phủ thiên trường.Đây là một khung cảnh vùng quê yên tĩnh như muôn vàn cảnh quê khác lúc chiều tà.Rõ ràng đến từng đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương mờ mờ như khói;dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu về chuồng…vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh chấp chới liệng xuống đồng…

Hai câu thơ đầu:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không)

Đây là cảnh hoàng hôn,sự vật trước xóm,sau thôn chìm dần vào màn sương đang từ từ buông xuống hòa lẫn với những màn khói đang được tỏa ra từ bếp.Trong buổi chiều man mác,mọi vật thấp thoáng ẩn hiện dường như có,dường như không.Một bức tranh quê đầy đủ với những màu sắc quen thuộc của ánh tà dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre,của những giọt sương,cánh cò trắng,lúa xanh hòa lẫn với tiếng sáo véo von gợi về một cuộc sống thanh bình mà bao người hằng mong ước sau bao năm binh lửa.

Hình ảnh bài thơ với ngôn từ giản dị,bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng.Bởi vì nhân dân ta phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu,lầm than để giành lại được độc lập chủ quyền,cuộc sống bình yên.

Hai câu thơ cuối:

Mục đồng nghịch lí ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền.

( Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)

Bằng con mắt tinh xảo của mình nhà thơ đã lựa chọn được hai hình ảnh đặc sắc của làng quê lúc chiều tà:trẻ thì ngồi trên lưng trâu thổi sáo rồi dẫn trâu về chuồng đàn cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng đã vắng bóng người.Lời thơ còn thể hiện một cảm xúc kì lạ một niềm vui đang xốn sao rạo rực trong lòng nhà thơ nhìn ngắm những đứa trẻ với nụ cười hồn nhiên của tuổi trẻ và ngắm nhìn những đàn trâu đang nối đuôi nhau về làng,trên cánh đồng lúa xanh từng cặp cò trắng đang chao liệng làm dâng lên trong lòng tác giả một nỗi xuyến xao không tả.

Đó cảnh tượng một buổi chiều làng quê được tác giả phác họa qua những vần thơ rất đơn sơ nhưng đậm chất quê nhà,hồn quê.Điều đó cho thấy tác giả cũng là một người con xuất thân từ những làng quê cũng vào sinh ra tử để đánh đuổi bọn giặc ngoại xâm.Dù có địa vị cao trong xã hội nhưng ông vẫn luôn hướng tâm hồn mình về với làng quê.

Bài thơ tuy được tác giả viết cô đọng nhưng phần nào đã được tác giả thể hiện xuất sắc khi viết về cảnh làng quê. Bài thơ tuy được tác giả viết từ rất lâu nhưng cho đến tận bây giờ bài thơ vẫn đi vào lòng người đọc như lẽ ban đầu.

Hình ảnh bài thơ với ngôn từ giản dị,bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Bởi vì nhân dân ta phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu,lầm than để giành lại được độc lập chủ quyền,cuộc sống bình yên.

Cho đến nay nhà thơ đã vượt qua rất nhiều những bài thơ viết về quê hương và trở thành bài thơ gây được nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.Tác phẩm đã gợi được cái hồn cái cốt cũng như con người của làng quê Việt Nam.Bài thơ tuy được tác giả viết cô đọng nhưng phần nầo đã được tác giả thể hiện xuất sắc khi viết về cảnh làng quê.


Các câu hỏi tương tự
Mít
Xem chi tiết
Minh Sơn
Xem chi tiết
Kim Vân Nguyễn Mai
Xem chi tiết
Mít
Xem chi tiết
lê thị hồng ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Hạnh Nhi
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
Meo Meo
Xem chi tiết
Cathy Trang
Xem chi tiết