1, "Ngắm trăng"
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.
Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.
Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…
Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”
Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.
Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.
Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….
Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
2, "Tức cảnh Pác Pó"
Thơ tứ tuyệt hình thức đã rất bé mà nội dung lại bé nốt thì còn gì? Vì thế, tôi thử cố phân tích, cố mở ra một bài thơ của Bác xem sao. Bài “Tức cảnh Pác Bó”.
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang”
Như phần lớn các bài thơ khác của Bác, bài thơ này mở đầu bằng nói đến cảnh vật. Thiên nhiên ở “Sáng ra bờ suối...” không phải là đối tượng thưởng thức “sáng ra bờ suối” tươi mát lắm. Nhưng chữ suối thế thôi, suối là một địa điểm thế thôi, chứ không suối mát suối trong, suối hát, suối ca gì cả. Bác vốn là người hay thưởng thức thiên nhiên kia mà! Bị trói vẫn thưởng thức:
“Mặc dù bị trói chân tay,
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng.”
Rét buốt gối quắp lưng còng vân thưởng thức:
“Nhòm song, Bắc Đẩu dã nằm ngang”
Nhưng không. Ở đây suối, hang chỉ là nơi làm việc và ẩn náu, sáng tối chỉ là thời khắc, thời khắc biểu (chứ không phải là bình minh, tịch dương tuyệt đẹp mắt mình) và vào ra cũng chỉ là hoạt động của một nhà cách mạng thời bí mật (chứ không phải lên xuống, lại, qua của người du ngoạn, của thi nhân).
Cuộc sống bí mật đó hình như đã được khá ổn định trên một khoảng thời gian khá lâu, đủ để thành nếp, đều đặn, nhịp nhàng, cân đối... sáng ra, tối vào, vào hang, ra suối. Câu thơ vừa nói lên việc tố chức cuộc sống khéo léo, vừa nói lên tâm hồn của con người đã sống nhịp nhàng cùng khung cảnh ấy, tự tại ung dung.
Để thử lại bài toán, ta tạm sửa đi ít chữ, thay đổi cấu trúc câu thơ xem sao.
Nếu viết: “Tối vào hang, sáng ra bờ suối”, câu thơ sẽ sáng sủa, không hợp với tình hình lịch sử lúc ấy, nhởn nhơ quá, không hợp với tâm hồn tác giả lúc bấy giờ. Câu thơ sẽ mở về phía suối, phía cảnh đẹp thưởng thức, phía nhà thi sĩ, hơn là khép lại phía hang, phía căn cứ hoạt động, phía nhà cách mạng. Nhưng ở Bác con người thứ hai này mới là chính, Bác “lai vô ảnh, khứ vô hình”.
Tình hình lúc ấy nửa suối, nửa hang, đang vươn ra ánh sáng nhưng động là phải rút ngay vào bí mật, nhìn lên toàn bộ thì hang vần là chính bí mật vẫn là chính, vì thế câu thơ vẫn phải khép lại bằng “tối vào hang” Nếu câu thơ lại viết: “Sáng ra rừng rậm, tối vào hang” thì cũng không đúng nốt với tình hình lịch sử, với tâm hồn tác giả. Tình hình không bao giờ là đen tối với Bác cả.
Và câu thơ như trên sẽ đánh mất suối, đánh mất cái phần thơ, bộ phận tổ thành quan trọng góp phần chỉnh tâm hồn vốn vĩ đại của tác giả.
Nếu lại viết Sáng tối, ra vào, suôi với hang... thì thật là xô bồ nói cho xong chuyện, không còn trật tự gì nữa. Hay đấy là một thứ trật tự lặp đi lặp lại khá chán chường “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
Câu trên nhìn toàn bộ, khái quát toàn bộ “mở cửa thấy núi” (“khai môn kiến sơ”) nên câu này cần nhiều chi tiết cụ thế’. Nhưng cụ thể đến mấy thì cụ thể, trong câu thữ bảy chữ, Bác chỉ dùng có bốn chữ đầu để nói vỏn vẹn hai chi tiết “cháo bẹ”, “rau măng” còn ba chữ sau thì Người đã vội nói ý rồi, ý: “vẫn sẵn sàng”. Mà cuộc sống cụ thế' của Bác hồi ấy có biết bao gian khổ! Nhưng Bác đã bỏ qua. Nói hay là không nói? - ừ thôi thì nói. Nói một cách nhẹ nhàng! Gian khổ nhẹ tênh, gian khố nhẹ nhàng, nhịp nhàng với cả sinh hoạt nhịp nhàng lúc đó: sớm tối, vào ra, suối hang, bẹ măng, rau cháo.
Những chi tiết gian khổ nhất, Bác bỏ qua. Còn chúng ta với tấm lòng nhớ ơn Bác, chúng ta không thể bỏ qua, không thể bỏ quên.
Ba chữ “vẫn sẵn sàng”, có người giải thích là rau cháo vẫn đầy sẵn sàng. Có người lại giải thích khác đi, là tinh thần vẫn sẵn sàng dù là rau măng, cháo bẹ. Chưa biết ý nào đúng hơn. Câu thơ xê xích giữa hai nghĩa đó, trong cái cánh quạt, quãng cách mở ra giữa hai nghĩa đó. Nhưng bất cứ nghĩa nào, ở quãng nào giữa hai nghĩa đó, câu thơ vẫn nói lên tinh thần lạc quan của tác giả. Không có ba chữ này, làm sao chuyển được từ cảnh trên xuống ý câu ba
“Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng”
Người đời Đường, đời Thanh (Trung Quốc) cho rằng tứ tuyệt khó nhất ở câu ba. Đại đa số các bài tứ tuyệt, chuyển ở câu ấy, có khi kết ở câu ấy, biến hóa, đổi dời câu ấy.
Từ không khí thiên nhiên: suối hang, sớm tối, chuyển qua không khí hoạt động xã hội: Đảng, sử, dịch sử Đảng... Từ những chữ cái mềm mại. suối băng, rau cháo chuyến qua bàn đá, chất đá rắn chắc. Từ những âm bằng êm đềm, chuyển qua những dấu trắc nặng (dịch), sắc (đá), hỏi (sử) đanh thép, rắn rỏi.
Chuyển nhưng rất hồn nhiên, nhẹ nhàng, chả có gì là gãy đứt với bên trên. Trong khung cảnh hang suối ấy, người xưa san thi, định Dịch “Kinh Dịch chấm son mài”. Và ngày nay Bác ngồi dịch sử Đảng. Nhưng khác nhau một vực một trời.
Tôi đã về Pác Bó. Không có tấm đá nào như bàn cả. Chỉ có tấm lòng vững như bàn thạch của người cách mạng đã nhìn đá ra bàn. Tinh thế trong nước, trên thế giới lúc ấy khá chông chênh. Nhưng chông chênh là gì thì chông chênh, dựa lên tình hình cách mạng, tấm lòng cách mạng lúc ấy, Bác vẫn tiến hành sáng tạo ra lịch sử. Dịch, chỉ là một chữ khiêm tốn của Bác đấy thôi. Bác đâu chỉ có dịch. Bác đang viết sử Việt Nam, cả sử thế giới bằng thơ lục bát dân tộc. Và Bác đang tổ chức, lãnh đạo phong trào sáng tạo nên lịch sử Việt Nam. Chữ dịch ngoài ra còn nói lên sự gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế của Bác.
“Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Một nhà thơ khác có thể kết thúc bằng một câu thơ tả tình, tả cảnh, chìm trong cảm tính, nhập vào cảnh vật. Bác không' thích làm văn nghệ, “Ngâm thơ ta vốn không ham”, Bác làm thơ là để nói lên ý của mình, nói trắng ra ý của mình.
Nhưng câu thơ không thẳng dựng. Câu thơ vẫn tươi mát nhẹ nhàng, vì trong ấy có một cái mỉm cười, một tí mỉm cười. Bác lạc quan, hay cười nhưng đôi lúc không tránh khỏi cười chua chát. Như thời ở nhà ngục Quảng Tây bị ghẻ, Bác bảo là “mặc áo gấm”, gãi ghẻ Bác bảo là “tựa gảy dàn”.
Lần này thì không phải thế. Lần này là cái cười hơi triết lí một chút, của một người, đã từng chứng kiến tất cả những cái sang trọng giàu có nhất trên đời, lẫn những cái cùng cực đau khổ nhất trên đời. Và bây giờ với tấm lòng từng trải nên bao dung đó, đánh giá sự vật. Ông chủ báo “Người cùng khổ” cũng là người đã từng sống trong khách sạn vương giả nhất châu Âu. Cuộc đời cách mạng thật là sang như thế là so với tất cả cuộc đời khác mà Bác đã từng chứng kiến, hay từng sống.
Cảm nhận bài thơ ngắm trăng
Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ:
_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
==>Trong tù không rượu cũng không hoa
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng.
_Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh" vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một "bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Cảm nhận bài thơ tức cảnh pác bó của Bác Hồ
Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.
Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, tinh thần là một thứ vô cùng quan trọng. Thú lâm tuyền là cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dưới khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người.
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng"
Ngay ở những câu thơ đầu Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng nhưng một đặc điểm là tất cả đều gắn liền với thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên sinh động . cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài lòng, chấp nhận, sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần ý trí của Bác cũng như của cả dân tộc ta.
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cánh mạng thật là sang"
Những vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. "Thú lâm tuyền" của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.
Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.